Dân cư phân tán, quy mô dân số và trình độ phát triển không đồng đều; địa bàn sinh sống lại chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa,... Đây là những khó khăn làm phát sinh nhiều tình huống khó cho các Điều tra viên trong quá trình triển khai điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS.
Để mở đường giao thông nông thôn, ông Giàng A Vẩu, Người có uy tín thôn Sản Chúng, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã hiến hơn 2 nghìn mét vuông đất sản xuất của gia đình. Với suy nghĩ “việc nước việc làng, đất vàng cũng hiến” khi huyện, xã có chủ trương mở đường giao thông nông thôn.
Ngày 23/9, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều đường giao thông trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
16:15, 16/03/2023 Dự án đường giao thông từ thôn Kha (xã Luận Khê) đi thôn Pà Cầu, xã Xuân Lộc do UBND huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) làm chủ đầu tư được phê duyệt từ năm 2019, với số vốn hơn 40 tỷ đồng. Khi thi công mới phát hiện dự án đi qua đất rừng tự nhiên, buộc phải ngừng thi công để xin ý kiến của Chính phủ.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
16:44, 01/06/2022 Ước mơ bao đời của bà con người Mông ở Ché Lầu (Na Mèo), Xía Mọi, Mùa Xuân (Sơn Thủy) của huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa về những con đường bê tông vào xóm, lên bản thay cho đường đất, đường mòn đang dần trở thành hiện thực. Có đường giao thông thuận lợi, đời sống của đồng bào Mông tới đây sẽ bớt khó khăn.
Xã hội -
Lê Hường -
10:14, 02/11/2022 Ngày 2/11, UBND Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật cải tạo đường vành đai phía Tây Tp. Buôn Ma Thuột.
Sau hàng chục năm phải vật lộn với con đường đất trơn trượt vào mùa mưa, bụi mù mịt vào mùa nắng đến nay người dân xã đặc biệt khó khăn Cà Lúi, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã được đi trên con đường bên tông mới phẳng lì.
Những năm gần đây, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị đã được đầu tư xây dựng. Đường mới về bản đã “mở lối” để đồng bào thoát nghèo bền vững.
Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến một số tuyến đường giao thông tại huyện miền núi Tu Mơ Rông (Kon Tum) bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
16:04, 31/05/2021 Tuyến đường dài hơn15km, được đầu tư hơn 70 tỷ đồng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân xã Thúy Sơn và xã Thạch Lập, huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Thế nhưng, khi đường chưa bàn giao đưa vào sử dụng thì đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
Vận động nhân dân làm và mở rộng hơn 5 km đường liên thôn; kêu gọi kéo đường điện dài 4 km đưa điện đến từng nhà dân; thay đổi nếp sống với việc ăn sạch, ở sạch; vận động nhân dân phát triển kinh tế..., đó là những việc mà chàng thanh niên Giàng A Thào, sinh năm 1993 đã và đang làm kể từ khi được bầu làm Trưởng thôn Lùng Thoá, xã Minh Sơn (Bắc Mê, Hà Giang).
Từ xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk ra trung tâm huyện chỉ có một con đường độc đạo nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Giao thương hàng hóa hạn chế, nông sản bị ép giá, nhiều tai nạn thương tâm xảy ra trên con đường này, dù vậy địa phương này vẫn chưa được ưu tiên bố trí vốn để sửa chữa, nâng cấp.
Nậm Cần là một trong những xã đầu tiên của huyện Tân Uyên (Lai Châu) hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Không dừng lại ở đó, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM; đặc biệt là các tiêu chí về đường giao thông, thu nhập, môi trường; thông qua đó giúp xã trở thành xã NTM tiêu biểu trên địa bàn huyện.