Bằng chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn mà những người yêu thích nghệ thuật Xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt là những giá trị và tính nhân văn trong mỗi điệu Xòe, đã trở thành biểu tượng, dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc, được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đã từ lâu, xã vùng cao Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai) được biết đến là địa phương giàu bản sắc văn hóa, nổi bật nhất là văn hóa Tày, với làn điệu Xòe truyền thống. Đây chính là cơ sở để xã Tà Chải giữ gìn, bảo vệ và phát huy gắn với phát triển dịch vụ - du lịch, mở ra cơ hội xóa nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sự kiện UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào không chỉ riêng người Thái mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là một di sản vô giá, cần chung tay bảo vệ và phát huy, biến “Nghệ thuật Xòe Thái” trở thành tài sản, là nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
"Xòe Thái không chỉ mang lại một không khí tươi vui, náo nhiệt cho ngày hội, mà ấn tượng nhất là Xòe mang lại sự gắn kết, xóa nhòa khoảng cách cho những du khách như chúng tôi...", là lời chia sẻ đầy hào hứng của một trong những du khách được thưởng thức Xòe Thái do các nghệ nhân, đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La mang đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) trình diễn trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023, vào chiều ngày 11/2 vừa qua.
Nói đến Xòe, người Thái hướng về Mường Lò. Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc coi là quê tổ, bởi thế mà đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sinh ra các điệu Xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng Xòe. Qua thời gian, bằng sự sáng tạo tuyệt vời mang tầm cao của nghệ thuật, người Thái đã sáng tạo những điệu Xòe, mà mỗi điệu Xòe đều chứa đựng cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm khác nhau.
Đối với người Thái, điệu Xòe gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, đời sống văn hóa, là sợi dây kết nối cộng đồng. Để thực hành Xòe, người Thái có nhiều loại nhạc cụ bổ trợ, chính những nhạc cụ này đã tạo nên sự sôi động, hấp dẫn, độc đáo, nâng bước những điệu Xòe.
Đến các bản làng của người Thái, có ai không mê đắm cùng điệu Xòe nồng say? Trong lớp lớp thế hệ người Thái, coi Xòe như báu vật mà nâng niu, gìn giữ, trao truyền qua bao thế hệ, có những hạt nhân nòng cốt, bao năm vẫn miệt mài, tự nguyện dẫn dắt, bảo tồn, lan tỏa nối rộng vòng Xòe
Ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ranh giới giữa người xòe và người xem xòe thường không phân biệt rõ ràng. Những người biểu diễn và người xem luôn hòa đồng, cộng cảm cùng nắm tay nhau để hòa chung vào nhịp xòe…
Những năm gần đây, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi được gọi là “cao nguyên trắng”, đã trở thành một điểm đến du lịch văn hóa, sinh thái hấp dẫn với du khách bốn phương. Đến với Bắc Hà, du khách cũng có thể được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật như điệu xòe của đồng bào dân tộc Tày ở Tà Chải.
Những ngày này, người Thái ở mọi miền Tổ quốc đều gác lại mọi công việc, tất cả cùng hướng về miền đất Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) để cùng được “say” trong những điệu Xòe.