Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái: Ưu tiên nguồn lực để phát triển lĩnh vực giáo dục toàn diện

Trang Diệp - 19:30, 16/07/2024

Xác định công tác đổi mới, phát triển toàn diện lĩnh vực giáo dục là giải pháp đầu tư vững chắc cho tương lai. Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho giáo dục, trong đó có chính sách ưu tiên nguồn lực với kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Đồng chí Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái tặng quà cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024.
Ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái tặng quà cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024.

Ưu tiên nguồn lực để phát triển giáo dục

Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, nhưng, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn ưu tiên tập trung nguồn lực, để đẩy mạnh phát triển giáo dục.

Với vai trò là đơn vị quản lý Nhà nước vềc giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã tích cực tham mưu UBND tỉnh Yên Bái trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, cải tạo nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất, đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Trong đó, Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 được xem là một trong những bước đột phá lớn của Ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái.

Đề án đã triển khai thực hiện 435 dự án, với tổng mức đầu tư trên 783 tỷ đồng. Hệ thống các cơ sở giáo dục thuộc Đề án đã nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức, nhà hảo tâm với số tiền gần 60 tỷ đồng. Đồng thời, Đề án đã huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng 122 phòng học, 496 phòng ở và các trang thiết bị phục vụ dạy học, đời sống cho học sinh bán trú.

Điều đáng nói, hằng năm, ngân sách chi cho GD&ĐT của tỉnh Yên Bái tăng, đặc biệt, so với nhiệm kỳ trước tăng lên 31,8% (riêng năm 2023 chiếm 33%, trong số đó, chi cho đầu tư chiếm gần 20%). Tính tới thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Yên Bái có 326 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Những con số, dẫn chứng nêu trên cho thấy sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái dành cho lĩnh vực giáo dục, giúp học sinh phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học & THCS Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải đọc sách trong thư viện.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học & THCS Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải đọc sách trong thư viện.

Không ngừng đổi mới để phát triển bền vững

Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở, vật chất, Ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái còn đặc biệt chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên. Cụ thể, Yên Bái đã chủ động kết nối, mời các chuyên gia đầu ngành tới địa phương để tập huấn cho cán bộ, giáo viên, hướng dẫn đẩy mạnh các phương pháp giáo dục tiên tiến trong xây dựng chương trình giáo dục nhà trường.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý, cũng như những gợi ý từ các chuyên gia, nhiều Phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những cách làm hay, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Tiêu biểu, như: Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu đã tích cực tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và giảng dạy. Các giáo viên đã được đào tạo về cách sử dụng nhiều ứng dụng và phần mềm giáo dục, để tạo ra những bài giảng hấp dẫn, tăng tính tương tác với học sinh.

Ông Bùi Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu, chia sẻ: “Thông qua các buổi đào tạo, tập huấn, nhận thức của cán bộ, giáo viên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ vào công tác chuyên môn. Từ đó tạo nên phong trào thi đua giữa các đơn vị”.

Điều đáng nói, phong trào xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” trong môi trường học đường năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái được triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả cao.

Cụ thể, công tác tư vấn học đường đã được đưa vào 100% các trường học trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh đó, các trường luôn quan tâm xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, đa dạng các hoạt động văn hoá thể thao, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách. Trong đó, tập trung xây dựng các mô hình, như: “Trường học hạnh phúc”, "Trường học du lịch”, "Trường học nông trại”, "Trường học hạnh phúc gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc”…

Định kỳ, Ngành GD&ĐT tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, như: Hội khỏe Phù Đổng, thi hùng biện tiếng Anh, các cuộc thi tranh biện trường học hạnh phúc… Điều này khẳng định mục tiêu của toàn Ngành là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh tự tin, năng động và sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Nhờ những nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, đảm bảo chất lượng, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Yên Bái đạt 99,38%, đứng thứ 42/63 tỉnh, thành trên cả nước (tăng 6 bậc so với năm 2023). Kết quả này là "trái ngọt” cho sự nỗ lực và quyết tâm của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ II. Chất lượng giáo dục đã được cải thiện, môi trường học tập trở nên tiên tiến và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Có thể nói với sự quyết tâm và những nỗ lực không ngừng nghỉ của các tập thể, cá nhân nói trên, chắc chắn Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái sẽ đạt thành tích cao trong tương lai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Năm học 2024 - 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến chi 167 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ 100% mức thu học phí công lập cho 631 trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 4 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 5 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 6 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 6 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.