Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Văn Hoa - 14:36, 15/11/2024

Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 1.031 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình họ đã thể hiện, phát huy tốt vai trò trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng Nhân dân các dân tộc xây dựng quê hương, bản làng ngày càng phát triển, đóng góp vào những thành tựu chung của tỉnh Yên Bái.

Ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và lãnh đạo tỉnh Yên Bái chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu huyện Văn Yên, trong đó có nhiều đại biểu Người có uy tín tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái năm 2024.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và lãnh đạo tỉnh Yên Bái chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu huyện Văn Yên, trong đó có nhiều đại biểu Người có uy tín tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái năm 2024

Thôn Ba Luồn, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình có 187 hộ dân, với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm dân tộc Kinh và 4 DTTS khác (392 hộ DTTS/702 hộ chiếm 55,8%). Ba Luồn là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã, tỷ lệ hộ nghèo cao, nguồn thu chủ yếu của Nhân dân dựa vào nông nghiệp và trồng rừng, đời sống còn nhiều khó khăn. Do vậy, việc vận động Nhân dân tham gia các nguồn xã hội hóa để thực hiện các phong trào của địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Nắm bắt được tình hình của thôn, khi được Nhân dân tin tưởng và bầu là Người có uy tín, ông Trần Văn Hoàn, dân tộc Cao Lan đã cùng với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương nỗ lực trong công tác vận động người dân thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm để xây dựng thôn, xã ngày càng phát triển.

Ông Hoàn cho biết, hưởng ứng phong trào cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, từ năm 2017 đến năm 2020, ông đã tích cực cùng chính quyền thôn vận động Nhân dân trong thôn hiến hơn 1.300 mét vuông đất để làm đường giao thông; hiến trên 250 mét vuông đất để làm sân chơi cho trẻ tại thôn; vận động người dân hiến đất, giải tỏa mặt bằng để làm 2,3km đường bê tông nông thôn; vận động Nhân dân đóng góp trên 380 triệu đồng để mở mới 1,3km đường vào nghĩa trang Nhân dân; tích cực vận động Nhân dân giải tỏa hành lang để đảm bảo mặt bằng xây dựng, mở rộng đường tỉnh lộ Vĩnh Kiên - Yên Thế.

Ngoài ra, ông còn trực tiếp tham gia vận động Nhân dân xây dựng các công trình, như: công trình vệ sinh, công trình chứa nước sạch, giếng nước sạch, sửa chữa nhà văn hóa thôn. Năm 2023, ông Hoàn đã vận động Nhân dân trong thôn hiến đất và đóng góp trên 200 triệu đồng để xây dựng cầu Hang Luồn bắc qua suối, bảo đảm việc đi lại của Nhân dân trong thôn thuận tiện, an toàn. 

Đặc biệt, ông Hoàn đã tích cực vận động Nhân dân sửa sang, cải tạo lại đình Mẫu Ba, cùng với đó vận động các hộ dân có đất ven đình hiến hơn 200 mét vuông đất để mở rộng khuôn viên, đáp ứng nhu cầu tâm linh, chiêm bái cho Nhân dân.

Ông Trần Văn Hoàn là một trong 14 Người có uy tín đại diện cho gần 800 Người có uy tín tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị biểu dương tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 do Ủy ban Dân tộc tổ chức
Ông Trần Văn Hoàn là một trong 14 Người có uy tín đại diện cho gần 800 Người có uy tín tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị biểu dương tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 do Ủy ban Dân tộc tổ chức

Tương tự, ông Lý Văn Thủy, dân tộc Dao, là Người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới ở thôn Khe Loóng, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.

Ông Thủy chia sẻ, thôn Khe Loóng có 100% đồng bào dân tộc Dao. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng khi được tuyên truyền, vận động, bà con luôn tích cực hưởng ứng nhiệt tình thông qua các việc làm như: hiến đất để mở rộng nền đường, đóng góp tiền, ngày công lao động để bê tông hơn 1km đường giao thông; xây dựng khuôn viên nhà văn hóa thôn... Đồng thời, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tích cực vào tiêu chí số 10 về thu nhập xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, thôn không còn có hộ nghèo và đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2021.

Cùng với đó, ông còn tích cực tham gia vào Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh”, vận động Nhân dân giữ gìn các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc: không mê tín dị đoan, truyền đạo trái pháp luật, Nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước của thôn, làng văn hóa; vận động con cháu trong độ tuổi đi học đến trường, tham gia vào các phong trào khuyến học, khuyến tài…

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái Trần Xuân Thủy đánh giá: Những đóng góp tích cực của Người có uy tín được thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Người có uy tín đã phát huy vai trò là "cầu nối" giữa cấp ủy đảng, chính quyền của địa phương với đồng bào DTTS; có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thực hiện các phong trào thi đua họ luôn đi đầu và hướng dẫn để bà con cùng thực hiện. 

Đặc biệt, Người có uy tín còn là kênh thông tin quan trọng tích cực tuyên truyền, phân tích cho đồng bào hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc; luôn nắm bắt tình hình dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc và phản ánh kịp thời đến các cơ quan chức năng có liên quan. Là những nhân tố tích cực, tâm huyết trách nhiệm, tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương, xây dựng thôn, bản đoàn kết, bình yên, phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 8 phút trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 12 phút trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 21 phút trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 1 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.