Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới

PV - 05:15, 01/06/2022

Chiều 31/5, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Cùng dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Cùng dự còn có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; các thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành; Tổ biên tập.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước nêu rõ, phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo đã diễn ra sôi nổi, thiết thực với nhiều ý kiến phát biểu thảo luận thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, có chất lượng, làm rõ được nhiều nội dung mà dự thảo lần thứ hai của Đề án nêu ra, nhất là ý kiến về dự thảo Tờ trình, dự thảo Nghị quyết và 15 vấn đề cốt lõi, quan trọng còn có ý kiến khác nhau để đưa vào dự thảo Đề án.

Nhìn chung, các thành viên Ban Chỉ đạo đều đánh giá rất cao sự nỗ lực, cố gắng của Tổ biên tập và Ban Nội chính Trung ương, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học trong hơn 1 tháng qua. Đánh giá cao và cơ bản thống nhất với ý kiến phát biểu tại phiên họp và trên cơ sở ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo, Chủ tịch nước tóm tắt lại một số vấn đề cùng thống nhất. Dự thảo Đề án đã thể hiện rõ nét, nhất quán tinh thần mà Ban Chỉ đạo đã quán triệt, đó là việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và nhằm bảo đảm thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng tốt hơn.

Bộ máy Nhà nước là bộ máy kiên quyết chống tham nhũng, để không muốn, không thể, không dám, không cần tham nhũng; bộ máy công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm chính quyền các cấp. Điều này thể hiện trong quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp ở cả 2 giai đoạn từ nay đến năm 2030 và từ năm 2030 định hướng đến năm 2045. Từ nay đến năm 2030 bám sát Cương lĩnh và Hiến pháp năm 2013 để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện cho tốt tinh thần của Cương lĩnh và quy định của Hiến pháp. Sau năm 2030 đến năm 2045 đưa ra các định hướng liên quan đến đề xuất sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh và Hiến pháp để đáp ứng đầy đủ các giá trị, đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với các vấn đề trọng tâm xin chỉ đạo định hướng và theo yêu cầu của thành viên Ban Chỉ đạo trong phiên họp thứ hai, Chủ tịch nước nhấn mạnh, dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng đề án đã tổ chức tọa đàm, thảo luận với sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đây là cách làm rất khoa học để tạo điều kiện cho việc trao đổi, tranh luận, thảo luận, phản biện giữa tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn, từ đó định hướng được những nội dung cần đưa vào Dự thảo Đề án để tham mưu cho Ban Chỉ đạo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng bất kỳ sự cải cách, đổi mới nào cũng có những rào cản cần phải vượt qua, trong đó rào cản liên quan đến lợi ích cục bộ thường là rất lớn, rất khó khăn. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ lịch sử cao cả, là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị (theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra), vì đất nước giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích của toàn dân tộc.

Do đó khi bàn về những chính sách, quan điểm cải cách, đổi mới có ảnh hưởng đến lợi ích cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, cần đặt lợi ích đại cục của quốc gia, dân tộc, nhân dân là trên hết; quán triệt sâu sắc quan điểm quyền lực nhà nước là của nhân dân, do nhân dân giao phó. Mặt khác, chúng ta đặt ra mục tiêu cải cách không chỉ cho nhiệm kỳ này hay nhiệm kỳ sau mà là cho tương lai lâu dài của đất nước ta.

Cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước là để phân công lại việc thực thi quyền lực đó một cách hợp lý, hiệu quả hơn, có điều kiện để kiểm soát tốt hơn, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng. Chủ tịch nước lưu ý cần quán triệt tinh thần này trong quá trình xây dựng Đề án, nhất là đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, với tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ để thống nhất và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã giao./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Séc

Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Séc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 1109/2023/QĐ-CTN phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Séc theo đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 394/TTr-CP ngày 22/8/2023.
Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Pháp luật - Lê Thạch - 4 giờ trước
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, góp phần gìn giữ sự bình yên các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng.
Những con đường thắm tình quân dân

Những con đường thắm tình quân dân

Pháp luật - Tùng Lâm - 4 giờ trước
Cổng trời Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) khi nắng, khi mưa, nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại, thực hiện công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng “vẽ” nên những con đường hạnh phúc.
Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Sáng nay (4/10), đội tuyển futsal Việt Nam đã lên đường sang Mông Cổ để tham dự Vòng loại giải futsal châu Á 2024. Mục tiêu của đội tuyển Futsal Việt Nam là giành ngôi đầu bảng và tham dự Vòng chung kết diễn ra vào tháng 4 năm 2024.
ASIAD 19: Đội tuyển cầu mây đem về tấm Huy chương Vàng thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam

ASIAD 19: Đội tuyển cầu mây đem về tấm Huy chương Vàng thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam vừa giành chiến thắng trước Đội tuyển Indonesia trong trận chung kết nội dung 4 nữ, mang về tấm Huy chương Vàng thứ 2 cho đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19.
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Bừng sáng Phan Lâm

Bừng sáng Phan Lâm

Kinh tế - T.Nhân - 5 giờ trước
Phan Lâm là xã vùng cao của huyện Bắc Bình (Bình Thuận), đa số người dân là đồng bào DTTS. Nơi đây từng được xem là một trong những địa phương có mật độ dân cư thưa nhất nước, đời sống người dân gắn liền với nương, rẫy và còn ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán lạc hậu nên gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền xã Phan Lâm cũng xác định được đặc thù của địa phương, lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cho hiệu quả kinh tế cao để người dân áp dụng, phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, diện mạo của xã Phan Lâm đã đổi thay nhanh chóng.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xã hội - PV - 6 giờ trước
Ngày 29/9/2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Tin tức - Thiên An - 8 giờ trước
Chiều 3/10, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - 8 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.