Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Thúy Hồng - 19:33, 02/04/2023

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trong đó có vùng DTTS và miền núi đã hạ quyết tâm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Vấn đề đặt ra là liệu có quá sức khi đa số các địa phương vùng DTTS, miền núi hiện vẫn đang còn phải chật vật để củng cố và giữ vững tiêu chí NTM .

Nhiều địa phương chật vật để giữ vững các tiêu chí NTM
Nhiều địa phương chật vật để giữ vững các tiêu chí NTM

Chật vật giữ vững tiêu chí NTM

Bước sang giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đang gặp phải rất nhiều thách thức, khi một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM có sự thay đổi theo hướng nâng cao. Theo đó, xã đạt chuẩn NTM nâng cao là xã đạt chuẩn NTM bao gồm 19 tiêu chí như: Nhà ở dân cư; thu nhập; nghèo đa chiều… Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí mới, các chỉ tiêu đều được nâng cao hơn, khiến cho các các xã chưa đạt hoặc đã đạt chuẩn tiếp tục thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao sẽ phải gặp nhiều khó khăn.

Như tại xã Hòa Mạc, huyện Văn Bàn (Lào Cai), được công nhận xã NTM vào năm 2015, sau 7 năm, diện mạo xã Hòa Mạc ngày càng thay da đổi thịt. Các tuyến đường bê tông vào các thôn, liên thôn phẳng phiu, những ngôi nhà xây kiên cố mọc lên ngày một nhiều; hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ngày càng toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, thu nhập của bình quân đầu người trên địa bàn xã là 42,2 triệu đồng/người/năm.

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM có sự thay đổi theo hướng nâng cao
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM có sự thay đổi theo hướng nâng cao

Tuy vậy, sau khi áp dụng Bộ tiêu chí về xã NTM của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025, xã Hòa Mạc chỉ duy trì đạt chuẩn 14/19 tiêu chí NTM, 5 tiêu chí hiện không đạt gồm: Nhà ở dân cư; Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; Y tế, Môi trường và an toàn thực phẩm; Quốc phòng và An ninh.

Không riêng gì Hòa Mạc, theo rà soát các tiêu chí NTM giai đoạn 2016 - 2020, tính đến tháng 7/2022, toàn huyện Văn Bàn có 10/21 xã đạt chuẩn NTM được UBND tỉnh công nhận, bình quân số tiêu chí/xã đạt 16,05 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đối chiếu với Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025, bình quân số tiêu chí/xã huyện Văn Bàn chỉ đạt 10,6 tiêu chí/xã (giảm số tiêu chí bình quân là 5,45 tiêu chí/xã). Theo đó, trên địa bàn huyện Văn Bàn sẽ không có xã nào đạt tiêu chí NTM theo Bộ tiêu chí mới.

Tương tự, tại Sơn La, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 59 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các xã đã đạt chuẩn, là làm cách nào để giữ vững các tiêu chí đã đạt, khi Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí thay đổi, tăng về lượng và chất.

Ông Hà Như Huệ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Sơn La, cho biết: Ngay cả giữ vững các tiêu chí đã đạt vẫn đang là thách thức ở nhiều xã, bởi được công nhận đạt chuẩn mới chỉ là bước khởi đầu trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Hiện nay, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành, địa phương tham mưu, trình ban hành các quy định, cơ chế, chính sách để tổ chức triển khai chương trình xây dựng NTM, bảo đảm theo quy định của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Nhiều tiêu chí khó đạt

Sự thay đổi và nâng cao mức chuẩn của một số tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025, là phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn và để xây dựng NTM thực sự bền vững, đi vào chiều sâu, đáp ứng ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân sống ở khu vực nông thôn.

Theo đó, trong giai đoạn này, để được công nhận đạt chuẩn NTM, các xã phải đạt 19 tiêu chí với 57 chỉ tiêu, tăng 18 chỉ tiêu so với giai đoạn 2016 - 2020. Mức độ đạt chuẩn các tiêu chí cũng được nâng cao, như: Tiêu chí số 10 về thu nhập năm 2022 phải đạt từ 44 triệu đồng trở lên/người và tăng theo từng năm đến năm 2025 là 53 triệu đồng); Tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo mới, quy định hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống, cao hơn gấp 2 lần chuẩn cũ là từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống, nên nhiều xã tỷ lệ nghèo tăng cao. Những tiêu chí này đang là thách thức nhiều với địa phương ở vùng DTTS và miền núi.

Nhiều địa phương miền núi khó đạt chỉ tiêu về y tế
Nhiều địa phương miền núi khó đạt chỉ tiêu về y tế

Ngay như một địa phương ở vùng Trung du miền núi Vĩnh Phúc, năm 2022, tỉnh đặt ra mục tiêu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt NTM kiểu mẫu, 60 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu, 4 huyện hoàn thành các tiêu chí thẩm định, nhưng đều không đạt mục tiêu đề ra.

Theo bà Lê Thị Lý - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), theo Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025 sau khi được Chính phủ bổ sung, huyện mới chỉ đạt 6/9 tiêu chí huyện NTM. Bên cạnh đó, các xã đã về đích xã NTM nâng cao hiện nay phát sinh thêm nhiều tiêu chí chưa đạt.

Đối với Tiêu chí môi trường, việc phân loại rác thải tại nguồn, quy trình thu gom, vận chuyển rác tại các địa phương còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa đúng quy định. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, yêu cầu đạt trên 65%, trong khi đó, một số xã đến nay vẫn chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

Ngoài ra, các xã NTM nâng cao hiện nay gặp rất nhiều khó khăn để duy trì thành quả đối với các tiêu chí liên quan đến hạ tầng giao thông, thủy lợi và tổ chức sản xuất, do thiếu kinh phí đầu tư các hạng mục…

Theo báo cáo đánh giá của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 2/2023, cả nước đã có hơn 6.000 xã/8.211 xã ( hơn 73%) đạt chuẩn NTM, trong đó có 958 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 113 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí. Tuy nhiên, Bộ này cũng đã chỉ ra quá trình xây dựng NTM còn nhiều hạn chế.

Các khi thực hiện các tiêu chí, địa phương phải “cân” mức độ tương xứng giữa kết quả đạt được với chi phí đầu tư cũng như lường trước những hệ lụy phát sinh và tác động đến khu vực miền núi
Khi thực hiện các tiêu chí NTM, các địa phương phải “cân” mức độ tương xứng giữa kết quả đạt được với chi phí đầu tư cũng như lường trước những hệ lụy phát sinh và tác động đến khu vực miền núi

Cần có giải pháp phù hợp

Tại Hội nghị toàn quốc "Hệ thống văn phòng điều phối NTM các cấp năm 2023" vừa diễn ra vào giữa tháng 2 tại Hải Phòng, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ ra nhiều hạn chế, vướng mắc trong Chương trình NTM. Đó là, hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình ở cấp Trung ương chậm được ban hành so với kế hoạch, nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ kế hoạch, giao vốn ngân sách Trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025…

Cũng theo ông Trần Thanh Nam, kết quả đạt chuẩn xã NTM của một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn, điển hình như Đồng bằng sông Hồng: 100%; Đông Nam Bộ: 92,6%, trong khi đó miền núi phía Bắc mới đạt 47,5%, Tây Nguyên 57,8%. Hiện vẫn còn 4 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên) thuộc khu vực miền núi phía Bắc có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM dưới 30%.

"Mặt khác, chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế, đặc biệt là Tiêu chí môi trường, thu nhập, an ninh trật tự xã hội... Chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được quan tâm, duy tu bảo dưỡng thường xuyên", Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ.

Chương trình xây dựng NTM là chương trình có khởi đầu, nhưng không bao giờ có kết thúc, bởi các tiêu chí liên tục được nâng chất lên qua thời gian. Ban đầu là các địa phương phấn đấu đạt được chuẩn NTM và hiện nay, rất nhiều xã NTM đang nâng chất lên thành NTM nâng cao và trở thành NTM kiểu mẫu. 

Tuy nhiên, khi thực hiện các tiêu chí, các địa phương cần phải tiếp tục rà soát, “cân” mức độ tương xứng giữa kết quả đạt được, với chi phí đầu tư; cũng như lường trước những hệ lụy phát sinh và tác động đến khu vực miền núi, nông thôn và những gia đình nghèo... để có kế hoạch và giải pháp thực hiện phù hợp với thực tế trong tình hình hiện nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gỡ vướng mắc trong thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719

Gỡ vướng mắc trong thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã triển khai hơn 2 năm, nhiều dự án đã và đang được triển khai và có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có những dự án, tiểu dự án còn gặp khó khăn, bất cập, chưa triển khai được, điển hình như Tiểu dự án 1, Dự án 9 về phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù. Để tháo gỡ vướng mắc, Ủy ban Dân tộc đã rà soát, lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương nhằm tháo gỡ những bất cập, giúp đồng bào nhanh chóng được thụ hưởng chính sách.
Tin nổi bật trang chủ
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới ở vùng DTTS: Tìm giải pháp căn cơ trên lộ trình thực hiện (Bài 3)

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới ở vùng DTTS: Tìm giải pháp căn cơ trên lộ trình thực hiện (Bài 3)

Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển, chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững. Việc đổi mới toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên đổi mới giáo dục như thế nào để phù hợp với thực tiễn cần phải có giải pháp căn cơ.
Chia sẻ thành tích của con trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại

Chia sẻ thành tích của con trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại

Xã hội - Trương Vui - 6 giờ trước
Một năm học khép lại cũng là lúc mạng xã hội tràn ngập hình ảnh giấy khen, bảng điểm, kết quả học tập của con trẻ do chính các bậc phụ huynh chia sẻ. Hành động tưởng chừng rất bình thường, nhưng lại vô tình “tiếp tay” cho những kẻ lừa đảo thu thập dữ liệu và thực hiện nhiều hành vi lừa đảo tinh vi sau này.
Vân Canh (Bình Định): Cán bộ

Vân Canh (Bình Định): Cán bộ "đá bóng" trách nhiệm, đồng bào DTTS "dài cổ" chờ được cấp đất sản xuất

Bạn đọc - Lê Phương - 6 giờ trước
Xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) là địa phương đặc biệt khó khăn, hầu hết người dân là đồng bào DTTS nghèo cần được hỗ trợ đất sản xuất. Thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 755), từ năm 2015, xã đã lập phương án cấp 30 ha đất sản xuất cho 30 hộ nghèo, đồng thời hỗ trợ thêm mỗi hộ 10 triệu đồng. Trong đó, 9 triệu đồng dành để khai hoang, 1 triệu đồng mua cây giống. Tuy nhiên, khi thực hiện một số cán bộ địa phương thiếu trách nhiệm, cố tình làm khống hồ sơ để trục lợi, gây mất niềm tin trong Nhân dân.
Những ngôi nhà bích họa trên đỉnh Mã Pí Lèng

Những ngôi nhà bích họa trên đỉnh Mã Pí Lèng

Du lịch - Quỳnh Lưu - 6 giờ trước
Từ những bàn tay khéo léo của những họa sĩ tài ba thực hiện, hoàn thành đúng vào dịp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2023, 4 ngôi nhà trên đèo Mã Pí Lèng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã trở thành điểm nhấn thu hút du khách, đặc biệt là những bạn trẻ đến chiêm ngưỡng chụp ảnh.
Bắc Giang: Nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện cao

Bắc Giang: Nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện cao

Tin tức - Trang Diệp - 6 giờ trước
Vừa qua, kết thúc đợt cao điểm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, toàn tỉnh Bắc Giang có thêm 5.210 người tham gia, vượt 59% kế hoạch đề ra, tăng gấp 3,7 lần so với 4 tháng đầu năm 2023 và cao hơn 371 người so với Tháng cao điểm năm 2022.
“Bán đất như thế khác gì bán vịt trời cho dân”

“Bán đất như thế khác gì bán vịt trời cho dân”

Pháp luật - Việt Thắng - Nguyễn Khánh - 6 giờ trước
25 năm trước, gần 200 hộ dân được mua đất ở do xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu (Nghệ An) bán. Đến nay, những hộ dân này vẫn không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) vì… xã bán trái thẩm quyền.
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Sáng 3/6, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã chủ trì cuộc họp lần thứ 3 Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Ngày Môi trường Thế giới 5/6: Thế giới đối mặt với ô nhiễm nhựa

Ngày Môi trường Thế giới 5/6: Thế giới đối mặt với ô nhiễm nhựa

Môi trường sống - PV - 6 giờ trước
Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”.
V-League 2023 và những cuộc chiến ở

V-League 2023 và những cuộc chiến ở "đỉnh" và "đáy"

Thể thao - PV - 6 giờ trước
Vòng 11 V-League 2023 chứng kiến cả chung kết "xuôi" và "ngược". Ở trên đỉnh, Thanh Hóa liệu có bứt đi hay CAHN níu lại. Còn dưới đáy, SHB Đà Nẵng và B.Bình Dương, ai sẽ phát huy bản năng "sinh tồn" để trỗi dậy trước khi quá muộn.
Hoàn thành sớm nhất việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE

Hoàn thành sớm nhất việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 5/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tiến sĩ Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại thương các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Điện Biên phá thành công đường dây ma túy xuyên quốc gia

Điện Biên phá thành công đường dây ma túy xuyên quốc gia

Pháp luật - PV - 6 giờ trước
Sáng 5/6, Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên thông tin, Công an tỉnh Điện Biên vừa phối hợp Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và Công an các tỉnh Bắc Lào phá thành công một chuyên án chung; bắt giữ 3 đối tượng; thu giữ 7 bánh Heroin (khối lượng khoảng 2,5 kg), 6.000 viên ma túy tổng hợp và nhiều vật chứng liên quan.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV: Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV: Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 5/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại Hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).