Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: văn hóa

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Tập huấn truyền dạy văn hóa dân tộc Dao năm 2023

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Tập huấn truyền dạy văn hóa dân tộc Dao năm 2023

Công tác Dân tộc - Vĩnh Sơn - 20:24, 16/12/2023
Vừa qua, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Chiêm Hoá phối hợp với UBND xã Trung Hà tổ chức tập huấn truyền dạy văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn xã năm 2023.
Nghệ An: Đánh giá mô hình du lịch văn hóa dân tộc Thổ

Nghệ An: Đánh giá mô hình du lịch văn hóa dân tộc Thổ

Tin tức - An Yên - 10:04, 15/12/2023
Đó là nội dung của cuộc hội thảo vừa được sở Khoa học công nghệ Nghệ An tổ chức tại huyện Nghĩa Đàn. Hội thảo nhằm tìm ra hướng đi mới trong việc phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thổ gắn với du lịch.
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: “Giữ đẹp, dẹp xấu”, xây dựng nếp sống văn minh (Bài 2)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: “Giữ đẹp, dẹp xấu”, xây dựng nếp sống văn minh (Bài 2)

Những năm gần đây, với các nguồn đầu tư của Nhà nước, cùng sự tham gia tích cực của đồng bào người Cống, Mảng, Si La và Lự , một số hủ tục, lạc hậu còn tồn tại đang từng bước bị đẩy lùi khỏi đời sống của đồng bào các DTTS. Đồng bào ý thức việc xây dựng nếp sống văn minh, hiểu hơn về tầm quan trọng chung tay giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc để phát huy trong đời sống cộng đồng.
Kray Sức với những nỗ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Kray Sức với những nỗ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Gia Lai với nỗ lực đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế vùng DTTS: Định hướng gắn với thực tiễn (Bài 1)

Gia Lai với nỗ lực đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế vùng DTTS: Định hướng gắn với thực tiễn (Bài 1)

Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Gia Lai có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế. Vì vậy, việc định hướng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với việc đầu tư hỗ trợ các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đã và đang mang lại nhiều thành quả quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS.
An Giang: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch

An Giang: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch

Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh An Giang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo tại cơ sở...
Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của người H’re

Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của người H’re

Văn hóa cồng chiêng cùng các làn diệu dân ca, nghề dệt thổ cẩm…. là những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào H’re cần được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên trước xu hướng đổi thay mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại, vấn đề này vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Phú Yên: Biến các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS thành động lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Biến các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS thành động lực để phát triển kinh tế

Phú Yên được biết tới là một mảnh đất giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS ở Phú Yên đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực…
Thế hệ trẻ ở TP.Buôn Ma Thuột - Những người tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống

Thế hệ trẻ ở TP.Buôn Ma Thuột - Những người tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống

Từ các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương nhằm bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS; đặc biệt là sự tâm huyết của các nghệ nhân ngành văn hóa..., đến nay nhiều thanh thiếu niên TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã cảm nhận và có ý thức học hỏi để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhiều buôn làng đã xây dựng được đội cồng chiêng, múa xoang ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trọn đời với văn hóa Thổ

Trọn đời với văn hóa Thổ

Phóng sự - An Yên - CTV - 05:45, 28/11/2023
Lớn lên từ những câu hát dân ca, điệu khắc luống, rồi cùng đu đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai… - hồn cốt của văn hóa dân tộc Thổ đã ngấm vào ông từ thuở bé thơ. Đau đáu với những nét văn hóa của dân tộc đang dần mai một, nghệ nhân Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp, Nghệ An) gần như đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn và phục dựng hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Phát huy tối đa nguồn lực để bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Bố Y

Phát huy tối đa nguồn lực để bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Bố Y

Bố Y là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Hiện nay, đồng bào Bố Y sinh sống chủ yếu tại một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Bà con hiện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, ấn tượng nhất là trang phục truyền thống của người Bố Y.
Làm du lịch từ văn hóa truyền thống

Làm du lịch từ văn hóa truyền thống

Media - BDT - 08:25, 25/11/2023
Đến vùng đất Kon Tum, ngoài tham quan cảnh đẹp thơ mộng của các ngôi làng truyền thống bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa, các đoàn du khách từ phía Bắc rất thích thú được tìm hiểu về các lễ hội đặc sắc của cộng đồng các DTTS tỉnh Kon Tum. Nhiều du khách rất ấn tượng với thanh âm của giai điệu cồng chiêng của đồng bào nơi đây. Sự hấp dẫn của du lịch Tây Nguyên, mà theo nhiều du khách đánh giá, sẽ không thể có được, nếu thiếu đi các giá trị văn hóa vốn rất phong phú, đặc sắc, khi đến vùng đất Bazan này.
Đại đoàn kết là truyền thống quý báu, cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu, cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Tào Đạt - Vũ Mừng - 08:03, 24/11/2023
Đây là khẳng định của ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”, Ngày hội trình diễn cây nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II năm 2023, diễn ra vào tối 23/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
Nhiều nét văn hóa đẹp gắn với cây nêu của đồng bào DTTS được giới thiệu đến công chúng cả nước

Nhiều nét văn hóa đẹp gắn với cây nêu của đồng bào DTTS được giới thiệu đến công chúng cả nước

Trong không gian tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng cả nước.
160 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm ảnh

160 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Vũ Mừng - 03:53, 23/11/2023
Diễn ra từ ngày 22 - 26/11, Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” giới thiệu tới công chúng 160 tác phẩm ảnh ghi lại những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam, từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nếp sinh hoạt, đặc biệt là trang phục và lễ hội truyền thống...
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Đắk Lắk- Đề cao giá trị và tình yêu đối với văn hóa truyên thống

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Đắk Lắk- Đề cao giá trị và tình yêu đối với văn hóa truyên thống

Sau 3 ngày diễn ra liên tục, sôi nổi từ ngày 18 - 20/11, Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 đã khép lại. Với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn đầy ý nghĩa và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, Ngày hội văn hóa các dân tộc đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân, du khách và trở thành sự kiện hội tụ sinh động sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Ngày hội Văn hóa các dân tộc còn là dịp đề cao giá trị và tình yêu đối với văn hóa truyền thống trong mỗi người dân.
Ba nghệ nhân, ba câu chuyện về gìn giữ di sản văn hóa DTTS

Ba nghệ nhân, ba câu chuyện về gìn giữ di sản văn hóa DTTS

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, có rất nhiều nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản...luôn thầm lặng, mải miết với công việc sưu tầm, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đồng thời họ còn trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, truyền dạy cho con cháu, người trẻ tuổi ở địa phương, với mong muốn lớp trẻ kế thừa việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã tạo dựng, vun đắp.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tăng cường sự

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tăng cường sự "vào cuộc" bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của chủ thể

Sắc màu 54 - Hồng-Loan - 06:45, 18/11/2023
Những năm qua, bằng nhiều giải pháp, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS. Trong đó, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng thiết thế văn hóa ở cơ sở để chính chủ thể các di sản văn hóa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, của việc tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Nét đẹp đặc trưng trong trang phục truyền thống của phụ nữ Phù Lá

Nét đẹp đặc trưng trong trang phục truyền thống của phụ nữ Phù Lá

Dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, nhưng người Phù Lá vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình. Một trong số đó là nghề thủ công thêu và may những bộ trang phục truyền thống mang đậm nét đặc trưng của dân tộc, phù hợp với điều kiện sống ở nơi vùng cao, quanh năm khí hậu lạnh.