Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở Đăk Tô

Ngọc Chí – Nhật Quang - 06:45, 01/08/2024

Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có 17 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 55% dân số toàn huyện và mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.

Huyện Đăk Tô có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên vùng đất đa dạng về văn hóa
Huyện Đăk Tô có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên vùng đất đa dạng về văn hóa

Vùng đất giàu bản sắc văn hóa

Trong công cuộc kháng chiến, quân và dân huyện Đăk Tô cùng với các đội quân chủ lực của ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên chiến thắng lẫy lừng với chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (tháng 4/1972). Sau khi huyện Đăk Tô được giải phóng, đồng bào các dân tộc trong huyện tiếp tục cùng quân, dân trong tỉnh và cả nước chiến đấu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất trong chiến tranh, với khát vọng phát triển, đồng bào các dân tộc huyện Đăk Tô đã đồng sức, đồng lòng, tích cực lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng vùng đất Đăk Tô ngày càng phát triển. Cùng với đó, các giá trị văn hóa truyền thống luôn được đồng bào DTTS gìn giữ và phát huy.

Công chiêng được xem là tài sản quý giá của đồng bào Ba Na ở thôn Đăk Rao Lớn, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô
Cồng chiêng được xem là tài sản quý giá của đồng bào Ba Na ở thôn Đăk Rao Lớn, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô

Văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn huyện Đăk Tô khá đa dạng với nhiều loại hình: Các lễ hội, di sản văn hóa cồng chiêng, nhà Rông truyền thống, nghề truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, những phong tục tập quán tốt đẹp.

Ông A Bin (dân tộc Ba Na), Già làng, Người có uy tín thôn Đăk Rao Lớn, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô chia sẻ: Thôn có gần 100% là người Ba Na – nhánh Rơ Ngao sinh sống. Thôn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình như nhà Rông, trang phục, nghề truyền thống và cồng chiêng, múa xoang. Bởi đây là giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc nên phải gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Huyện Đăk Tô là nơi sinh sống lâu đời của người Xơ Đăng, cũng như các dân tộc khác, người Xơ Đăng luôn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, như: Cồng chiêng, múa xoang; nghề đan lát, dệt thổ cẩm, rèn; chế tác nhạc cụ đàn T’rưng, K’lông Pút, đàn goong; các lễ hội truyền thống như: Lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng máng nước...

Việc đưa văn hóa cồng chiêng vào biểu diễn ở các sự kiện của huyện góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
Việc đưa văn hóa cồng chiêng vào biểu diễn ở các sự kiện của huyện góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Ông A Thu (dân tộc Xơ Đăng), thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô chia sẻ: Giống như nhiều dân tộc anh em khác sinh sống ở huyện Đăk Tô, đời sống tinh thần dân tộc Xơ Đăng gắn bó với các lễ hội, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc. Vào những dịp lễ hội, Tết, đồng bào Xơ Đăng thường diễn xướng cồng chiêng và kể những câu chuyện sử thi về dân tộc mình cũng như về cội nguồn của vùng đất Tây Nguyên. Việc tổ chức các lễ hội không chỉ để duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng, mà còn là dịp để người dân giao lưu, thắt chặt thêm tình đoàn kết.

Ngoài các DTTS tại chỗ, huyện Đăk Tô còn có một số đồng bào DTTS từ các tỉnh phía Bắc đến sinh sống, lập nhiệp, như: Mường, Nùng, Tày, Thái, Thổ... Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Quán triệt và nhận thức sâu sắc các quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS luôn được huyện Đăk Tô quan tâm, chú trọng. Các cấp, ngành đã triển khai hiệu quả "Đề án bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2020 và giai đoạn 2021 - 2025", "Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến 2030".

Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, từ năm 2021 đến nay, UBND huyện Đăk Tô đã cấp 17 bộ cồng chiêng cho các thôn đồng bào DTTS chưa có cồng chiêng; Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với UBND các xã mở 6 lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang cho hàng trăm học viên; tổ chức 1 lớp dạy chỉnh chiêng cho 8 nghệ nhân là đồng bào DTTS ở các xã.

Những nghệ nhân người Ba Na trình diễn cồng chiêng
Những nghệ nhân người Ba Na trình diễn cồng chiêng

Theo thống kê, đến nay, toàn huyện có 59 bộ cồng chiêng, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS đều có cồng chiêng của tập thể và cá nhân. 100% thôn, làng DTTS tại chỗ có nhà Rông truyền thống. Huyện duy trì tổ chức Ngày hội Văn hóa các DTTS và Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS 2 năm/lần. Tiếng cồng chiêng và nhịp múa xoang độc đáo của các thế hệ cha ông đang tiếp tục được trình diễn trong các ngày hội, tạo thành nét đẹp văn hóa và niềm tự hào của đồng bào DTTS nơi đây.

Em Y Lâm Huy (dân tộc Xơ Đăng), ở thôn 5, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô chia sẻ: Em rất thích âm thanh ngân vang của cồng chiêng. Nhờ các nghệ nhân trong thôn chỉ dạy nên em đã biết đánh cồng chiêng. Khi tham gia Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS em cảm thấy rất vui, được mang đến cho mọi người nhiều tiết mục ý nghĩa và em cũng mong muốn những giá trị văn hóa truyền thống đó luôn được gìn giữ.

Đặc biệt, thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 – 2025, huyện Đăk Tô đã hỗ trợ mua sắm trang phục, đạo cụ, nhạc cụ và hỗ trợ thù lao bồi dưỡng trong tập luyện, biểu diễn cho 09 đội văn nghệ ở các thôn vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại 6 thôn vùng đồng bào DTTS.

Anh A Huyền (dân tộc Xơ Đăng), thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô chế tác các nhạc cụ truyền thống của dân tộc
Anh A Huyền (dân tộc Xơ Đăng), thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô chế tác các nhạc cụ truyền thống của dân tộc

Ông A Sút (dân tộc Xơ Đăng), Thôn trưởng thôn Đăk Manh 2, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô cho biết: Vừa rồi xã có đầu tư cho thôn xây dựng hàng rào, sửa chữa nhà Rông với tổng kinh phí hơn 160 triệu đồng. Công trình hoàn thành đã tạo nên cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Có nhà Rông khang trang thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và nhất là tổ chức dạy cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ trẻ trong thôn.

"Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa đã được huyện Đăk Tô coi trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp Nhân dân, làm tăng sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tiến trình hội nhập và phát triển. Công tác tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc ngày càng được chú trọng, nâng cao với nhiều hình thức. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân về vị trí, vai trò và trách nhiệm của Nhân dân, nhất là người DTTS trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc", ông Nguyễn Nhật Quang, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 2 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 3 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 4 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 4 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.