Với phương châm “Không thể có tỉnh phát triển nếu văn hóa chưa phát triển, không thể là tỉnh đáng sống nếu thiếu cư dân văn minh, văn hóa”, Vĩnh Phúc lấy việc phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với xây dựng một nền văn hóa bền vững làm kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phấn đấu của tỉnh.
Nằm trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày 15/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tham dự Diễn đàn có ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị, địa phương và đông đảo các nghệ nhân dân gian là đồng bào DTTS.
Từ ngày 14 - 16/4/2023, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, sản vật đặc trưng và văn hóa ẩm thực đến từ nhiều địa phương cùng những hình ảnh về thành tựu hợp tác giữa Việt Nam và Pháp.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
15:14, 09/04/2023 Để việc đưa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vào trường học tiếp tục được lan tỏa, trở thành một môn học và hoạt động mang tính lâu dài, bền vững..., thì việc triển khai, vận dụng kịp thời, linh hoạt cơ chế chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án, các nguồn lực sẽ tạo động lực cho các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bao đời nay, dù còn không ít khó khăn trong cuộc sống, với những tiếp biến văn hóa trong xu thế hội nhập của đất nước, người Lự ở Lai Châu luôn bảo tồn được những nét văn hóa độc đáo trong đám cưới truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, nhiều nghi lễ, nghi thức ý nghĩa được người dân gìn giữ, thực hiện...
“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ 14 đến 19/4 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc. Các hoạt động tôn vinh văn hóa dân tộc với sự tham gia của 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc đang sinh sống tại Làng, và 100 đồng bào các dân tộc từ các tỉnh Đắk Lắk, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Lâm Đồng.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
10:05, 05/04/2023 Nhiều năm nay, các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh việc bảo tồn văn hóa thông qua hoạt động đưa văn hóa truyền thống truyền dạy cho học sinh DTTS trong các trường học. Cách làm này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên.
Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có 3 Nghệ nhân Ưu tú được Chủ tịch nước truy tặng và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, 26 nghệ nhân được truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Hướng tới Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), ngày 30/3, tại Tp. Huế, Hội Hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật cắm hoa, qua đó giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của hai nước.
Media -
Trọng Bảo -
08:44, 15/03/2023 Như Báo Dân tộc và Phát triển đã đưa tin, nhằm mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách khi đến với Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức “Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Lào Cai - Sa Pa năm 2023”. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước tới khám phá và trải nghiệm.
Ngày 14/3, tại Nhà văn hóa thôn Ngọc Long, xã Ngọc Trạo, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành khai mạc lớp tập huấn “Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường” phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại di tích Chiến khu du kích Ngọc Trạo.
Cùng với thực hiện phong trào “Thanh niên lập thân lập nghiệp”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các công trình, phần việc thanh niên, Đoàn xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, tỉnh Lai Châu còn tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Xác định việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua môi trường giáo dục sẽ giúp học sinh có những hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa, thời gian qua, nhiều trường học, nhất là các trường PTDT nội trú trên địa bàn, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm triển khai hoạt động này bằng nhiều hình thức. Từ đó, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo môi trường học đường lành mạnh, thân thiện.
Tin tức -
Lê Vũ -
15:49, 05/03/2023 Đây là một trong những nội dung phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Văn hóa - Thể thao TP. Hồ Chí Minh, diễn ra ngày 4/3.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những quan điểm phát triển được Nghị quyết xác định rõ: Phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.
Tối 28/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại chương trình.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), một số bộ, ngành liên quan cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa về Chương trình Tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030 (Chương trình Tổng thể), sáng 22/2.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
11:32, 15/02/2023 Tiếng cồng, tiếng trống… vẫn ngân vang nơi đại ngàn Trường Sơn. Những già làng người Bru Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vẫn ngày đêm cần mẫn gìn giữ, bảo tồn và trao truyền niềm đam mê nhạc cụ truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ. Bởi, họ biết rằng, trong đời sống tâm linh của mình, tiếng cồng hay tiếng trống ngân vang còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, hướng dân bản đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Vùng đất Tây Nguyên huyền thoại đã mang lại những giá trị đặc biệt trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội của con người. Đó là sự trao đổi được diễn ra một cách tự nhiên, bình thường đến mức trở thành nét riêng của các tộc người Tây Nguyên.
Lào Cai là tỉnh có trên 60% dân số là đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc văn hóa riêng, trong đó, thổ cẩm đã gắn liền với đời sống, văn hóa tinh thần của đồng bào. Phấn khởi là, thổ cẩm đang trở thành mặt hàng có giá trị, giúp đồng bào vùng cao có thêm thu nhập.