Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Gia Lai có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế. Vì vậy, việc định hướng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với việc đầu tư hỗ trợ các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đã và đang mang lại nhiều thành quả quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS.
Ngày 1/12, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) sau hơn 3 năm triển khai đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh đã và đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền, đồng thời kiến nghị với Trung ương các giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Thiều, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu để về vấn đề này.
Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ là người DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo bằng chính những giá trị nội tại của quê hương mình.
Sức khỏe -
Công Minh -
06:27, 24/11/2023 Người có uy tín, già làng, trưởng bản được xem là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, tỷ lệ người dân hút thuốc là tại nhiều vùng DTTS đã giảm đáng kể...
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhằm kéo giảm, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quyết liệt triển khai các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, nhưng tình trạng tảo hôn chưa biết bao giờ mới có hồi kết.
Ngoài nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, những tấm gương điển hình ở vùng đồng bào DTTS huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) còn giúp cộng đồng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, tạo động lực và hỗ trợ cộng đồng vươn lên xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, tinh thần tích cực của những điển hình còn tạo ra không khí phấn khởi và tinh thần đoàn kết thi đua trong cộng đồng DTTS.
Việc chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, mục tiêu quan trọng là tăng cường khả năng áp dụng và sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi gia đình, hay sự phát triển toàn diện nơi bản làng, thôn xóm vùng đồng bào DTTS và miền núi, không thể thiếu được vai trò của những nhân tố tiêu biểu thực hiện hiệu quả và lan tỏa các phong trào thi đua ở cơ sở.
Những năm gần đây, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung để giúp bà con giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, từng bước nâng cao, thoát nghèo bền vững.
Bằng uy tín của mình, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Yên Bái là “những cây cao bóng cả” vùng DTTS, phát huy tốt vai trò cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền của địa phương với đồng bào các dân tộc. Họ là tấm gương sáng, tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào, hướng dẫn, cùng với đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023-2030. Theo đó, cả nước hiện có 48/63 tỉnh đủ điều kiện, tiêu chuẩn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, trong đó 22 tỉnh đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra, công nhận.
Thạch Thành là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. Việc triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, đặc biệt hiện nay là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719), được kỳ vọng tạo bước tiến mới phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đặc biệt giúp đồng bào DTTS nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS và miền núi.
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ quan trọng ở Quảng Nam. Với phương thức đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập trung đưa chính sách bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực... đến từng hộ dân, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân vùng cao, để ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Sau kỳ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức toàn quốc lần thứ Nhất được tổ chức năm 2017… đã tạo sức lan tỏa rộng lớn, cổ vũ động viên, tạo ra không khí hồ hởi, phấn khởi trong lực lượng Người có uy tín, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân người DTTS. Từ những tấm gương “người thật, việc thật” đã có sức lan tỏa, khích lệ đồng bào các dân tộc thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đầu năm 2023 đến nay, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã có 22 hộ nghèo thuộc vùng đồng bào DTTS được vay vốn ưu đãi để xây dựng nhà ở với số tiền 40 triệu đồng/hộ, lãi suất chỉ 3%/năm và thời gian vay vốn lên đến 15 năm.
Thời gian qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã triển khai hiệu quả, kịp thời các chính sách dân tộc để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi (theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025), tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.