Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về miền thuốc Nam

Hà Văn Đạo - 16:41, 05/02/2021

Mùa nọ nối tiếp mùa kia, thiên nhiên vẫn khắc nghiệt, nhưng chứa ẩn sự ưu ái nên những loại cây thuốc quý vẫn mọc lên ở Cà Đú, Bác Ái, An Nhơn, An Phước… của miền nắng gió Ninh Thuận. Nhiều bệnh thông thường như: Viêm da, giảm đau, thấp khớp, viêm dạ dày; cảm sốt, thanh nhiệt; sốt rét; ho, hen suyễn; cao huyết áp, suy nhược cơ thể… đã được bàn tay cần mẫn của những lương y sinh ra từ làng bốc thuốc, sắc thuốc điều trị khỏi bệnh…

Cán bộ Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) kiểm tra vườn đinh lăng trồng thử nghiệm
Cán bộ Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) kiểm tra vườn đinh lăng trồng thử nghiệm

Gửi nghĩa tình trong mỗi thang thuốc

Không ai nhớ rõ ngày hình thành bài thuốc Nam đầu tiên nhưng trải qua hàng trăm năm vùng Xuân Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) đi vào ký ức với tên gọi “Vùng thuốc Nam người Chăm”. Hai làng thuốc nức tiếng của xã Xuân Hải chính là An Nhơn và Phước Nhơn.

Vượt đói khổ, nhọc nhằn, định hình, làm nên thương hiệu làng thuốc thay đổi bao phận người. Theo Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2021 này, người Chăm sử dụng khoảng gần 300 loài cây thuốc thuộc hơn 90 họ thực vật để bào chế ra trên 400 bài thuốc quý, trong đó có hơn 100 bài đã được ngành Y tế kiểm định, cấp giấy chứng nhận là bài thuốc cổ truyền có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Người bào chế phải qua trường lớp đào tạo, được cấp chứng chỉ.

Bừng lên niềm hạnh phúc, sau những tháng ngày rong ruổi đi giao lưu và bán thuốc Nam ra các vùng lân cận, lương y Đạo Thanh Phong, huyện Ninh Hải chia sẻ: Vùng Ninh Hải tập trung lương y nhiều nhất nên như cái kho kinh nghiệm khổng lồ về cây thuốc Nam. Bước vào dòng chảy của hiện đại, những thầy thuốc ở Ninh Hải không co cụm lại ở làng, xã mà vươn cả ra các tỉnh khác để giao lưu, học hỏi và cùng trao truyền nhau những kinh nghiệm quý trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân. Mỗi thang thuốc bốc ra là nghĩa tình được gửi cả vào đó.

Cũng như nhiều bài thuốc gia truyền khác, các bài thuốc và cách bốc thuốc ở làng thuốc An Nhơn, Phước Nhơn cũng lắm công phu. Theo các lương y già ở đây thì, chỉ có những ai trong nghề mới biết được vị trí cây thuốc có chất dược liệu cao nhất. Đến nay, có hơn 200 lương y trong các làng thông thạo các loại thuốc. Khi sắc và bào chế thuốc cũng có nhiều bí quyết riêng.

Tất bật đóng những thang thuốc quý gửi đi tặng bệnh nhân nghèo, lương y Đạo Thị Nữ bộc bạch: Dịp đầu Xuân chúng tôi thường tổ chức đi tặng thuốc cho người nghèo. Năm 2021 này chắc tặng hàng ngàn thang thuốc. Dù là miễn phí hay bán thì cũng nắm rõ thói quen sinh hoạt, tình cảnh bệnh một cách tỉ mỉ rồi mới bốc thuốc. Có người ở xa thì gửi qua đường bưu điện, tàu hỏa…

Người già luôn động viên lớp trẻ bảo vệ dược liệu
Người già luôn động viên lớp trẻ bảo vệ dược liệu

Yêu nghề để giữ nghề

Nguồn dược liệu thuốc Nam ở Ninh Thuận còn khá phong phú, có những loại mọc tự nhiên trên các đỉnh núi đá, nhưng những người bốc thuốc ở làng thuốc An Nhơn, Cà Đú, Phước Nhơn… trước mỗi chuyến đi đều thề với thần núi, thần rừng, họ không bao giờ khai thác kiểu tận diệt. Những mầm non, cây nhỏ không bao giờ hái về. Họ quan niệm, nếu lấy hết cả những cây thuốc chưa kịp trưởng thành là có tội.

Theo Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận, thì có đến gần 1.000 người Chăm là hội viên, trong đó, phần lớn ở Ninh Hải. Nghề thuốc Nam đã đổi thay hẳn diện mạo cuộc sống của hàng chục ngôi làng, nhưng tuyệt đối không vì cái lợi trước mắt mà các thầy thuốc khai thác dược liệu bừa bãi.

Từ ngày biết bốc thuốc (cách đây hơn 35 năm) cho đến khi phải nghỉ ở nhà vì sức khỏe quá yếu, ông Đạo Rơ Thanh vẫn luôn giữ cho mình một nguyên tắc, phải bốc thuốc bằng cái tâm, nếu nghĩ vụ lợi, thì bài thuốc ắt hẳn sẽ giảm đi rất nhiều công hiệu. Đó là niềm tin đã hóa thành quan niệm sống của những người Chăm ở làng thuốc Phước Nhơn và An Nhơn.

Được coi là người bốc thuốc “mát tay”, lương y Đạo Thị Nữ tâm tình, bà đã đi nhiều thôn bản vận động và giảng giải cho họ các triệu chứng về một số căn bệnh thông thường. Cái gì có thể điều trị được bằng thuốc Nam thì điều trị, không thì phải đến cơ sở y tế. Bà Nữ còn bật mí rằng, đi bán thuốc nếu bệnh không giảm hoặc không ngăn chặn được, thì không bao giờ lấy tiền.

Để nguồn dược liệu quý không bị sụt giảm, Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận trong sự nỗ lực kết nối đã được Quỹ Môi trường toàn cầu hỗ trợ triển khai Dự án “Xây dựng mô hình trình diễn, bảo tồn nghề thuốc Nam truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận”.

Về miền thuốc Nam 2

Dự án có kinh phí đầu tư lên đến 50.000USD. Nhiều lương y dưới chân núi Cà Đú rạng rỡ hy vọng: Rồi đây sẽ có nhiều hơn những bài thuốc giá trị, đóng góp vào sự phong phú của nghề đông y Việt Nam. Các vườn bảo tồn, khu thực nghiệm hình thành sẽ giữ được các nguồn gen dược liệu quý của các loại cây như: Bao vỏ, xạ đen, huyết rồng, vú bò, cam đường, bình vôi, chùm ngây…

Như một mạch nguồn tất yếu, sau mỗi quy trình khai thác, bào chế của những thầy thuốc Nam, Hội Đông y Ninh Thuận, ngành Y tế Ninh Thuận lại tổ chức các hội nghị thầy thuốc giỏi người Chăm.

Ba lần được dự hội nghị, lương y Đạo Văn Tùng phấn chấn: Mỗi lần như vậy, các thầy thuốc được bồi đắp bao kinh nghiệm quý từ việc đi hái thuốc, bào chế, sao tẩm… Lại được nghe các chuyên gia, các thầy thuốc giàu kinh nghiệm cập nhật cho kiến thức mới. Từ đó, tay nghề nâng cao. Chính quyền địa phương cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này.

Giấc mơ về nhãn hiệu “Dược liệu Xuân Hải”; “Dược liệu người Chăm”… sẽ không còn xa vời, khi quyết tâm bảo vệ cây thuốc, nguồn gen quý từ các loại dược liệu được tiếp tục truyền lại cho các thế hệ trẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.