Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Minh Nhật - 4 giờ trước

Mỗi dịp đầu Xuân, chợ Viềng lại trở thành điểm đến không thể bỏ qua của người dân Nam Định và du khách từ khắp nơi. Phiên chợ đặc biệt này, chỉ họp một lần duy nhất vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch mang ý nghĩa “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành.

Chợ Viềng Phủ gắn liền với Quần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản thu hút đông đảo người dân, du khách. Ảnh: TL
Chợ Viềng Phủ gắn liền với Quần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản thu hút đông đảo người dân, du khách. (Ảnh: TL)

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Chiều tối 4/2 (mùng 7 tháng Giêng Âm lịch), thời tiết tại tỉnh Nam Định se lạnh, trời tạnh rất phù hợp cho những chuyến xuất hành đầu năm mới. Ngay từ 18 giờ, đường vào khu vực chợ Viềng từ xã Trung Thành kéo dài khoảng 6 km đến xã Kim Thái, huyện Vụ Bản đã chật cứng các loại phương tiện, người dân phải nhích từng bước để tiến vào khu vực họp chợ. Càng về đêm, lượng người đi chợ càng đông, những tiếng cười nói, trao đổi, mua bán làm không khí của phiên chợ ngày Xuân thêm đông vui, tấp nập.

Thị bò thui là món đặc sản không thể thiếu được tại phiên chợ Viềng. Ảnh: TL
Thị bò thui là món đặc sản không thể thiếu được tại phiên chợ Viềng. Ảnh: TL

Tại Nam Định có 2 chợ Viềng nổi tiếng là chợ Viềng Chùa tại huyện Nam Trực gắn liền với Chùa Đại Bi và chợ Viềng Phủ tại huyện Vụ Bản gắn liền với quần thể Di tích Phủ Dầy. Chợ Viềng đã hình thành từ lâu đời, những năm trước đây, chợ bày bán các sản phẩm gắn liền với đời sống của cư dân nông nghiệp như dao, liềm, cuốc, xẻng, nơm, đó… và các loại cây cối. 

Những năm gần đây, khi xã hội ngày càng phát triển, chợ Viềng dần bày bán đầy đủ mọi thứ để phục vụ nhu cầu của người dân, nhưng các sản phẩm của đời sống “tam nông” vẫn chiếm phần lớn trong các gian hàng tại chợ.

Tại chợ Viềng, các gian hàng bày bán các loại cây cảnh như cây sung, cây xanh, cây hải đường, cây trà… cho đến các loại cây ăn quả như mít, hồng xiêm, táo… và nhận được sự quan tâm của phần lớn khách khi đến chợ. Rất nhiều người chọn mua một số loại cây phù hợp với gia đình để lấy may dịp đầu Xuân năm mới.

Các gian hàng bán cây cối tại chợ Viềng phần lớn là của người dân địa phương và một số tỉnh lân cận tự trồng, ươm giống được, mang đi bán để lấy may, nên giá cả cũng phải chăng. Ông Đoàn Xuân Công, xã Nam Điền, huyện Nam Trực cho biết, gia đình bày bán cây tại đây từ sáng mùng 6 Tết. Ngay từ chiều mùng 6 Tết đã có rất đông người đến chợ, người mua cây cũng nhiều. Hiện, gia đình đã bán được 2/3 số cây, hy vọng đến sáng mai sẽ bán được hết hàng.

Người dân mua cây tại chợ Viềng. Ảnh: TL
Người dân mua cây tại chợ Viềng. Ảnh: TL

Bên cạnh các gian hàng bán cây thì các gian hàng bày bán những kỷ vật nghề nông như rọ đựng cá, nơm bắt cá, thúng, mủng… hay các gian hàng bày bán đồ cổ, giả cổ cũng thu hút được đông đảo người dân, du khách thăm quan và mua về làm kỷ niệm. Đặc biệt, chợ Viềng có rất nhiều gian hàng bày bán thịt bò thui, món đặc sản không thể thiếu của phiên chợ. Thịt bò tại đây có mùi vị thơm, ngon nên rất được khách hàng ưa chuộng.

Theo các tài liệu lịch sử, sở dĩ thịt bò nổi danh ở chợ Viềng là do gắn liền với truyền thuyết mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy. Trong một số văn bia ở Phủ Dầy có ghi: Ngày mồng 3 tháng 3 hoặc mồng 4 tháng 3 đều dùng hai mâm xôi (mỗi mâm 10 đấu gạo), một buồng cau to, hai vò rượu và đặc biệt là một con bò thui để cúng Thánh. Do đó, ngoài việc tới chợ Viềng, nhiều du khách cũng ghé thăm các đình, phủ, chùa, lăng trong quần thể Khu di tích Phủ Dầy để thăm quan, vãn cảnh dịp đầu Xuân.

Du khách thăm quan, lựa chọn mua những kỷ vật nghề nông để lấy may mắn khi đi chợ Viềng. Ảnh: TL
Du khách thăm quan, lựa chọn mua những kỷ vật nghề nông để lấy may mắn khi đi chợ Viềng. Ảnh: TL

Những năm gần đây, giao thông đi lại thuận tiện nên nhiều du khách ở các tỉnh xa như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… dễ dàng đến với chợ Viềng. Để bảo đảm an toàn cho người dân, du khách đến chợ Viềng vui Xuân, Công an tỉnh Nam Định đã xây dựng kế hoạch phân luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, huy động trên 300 cán bộ, chiến sĩ chia làm 38 chốt để điều tiết giao thông, thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, lối vào chợ Viềng.

Các gian hàng bày bán đồ đồng tại chợ Viềng thu hút được sự quan tâm của người dân, du khách. Ảnh: TL
Các gian hàng bày bán đồ đồng tại chợ Viềng thu hút được sự quan tâm của người dân, du khách. Ảnh: TL

Ông Đỗ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, Trưởng ban chỉ đạo Hội chợ Viềng Xuân cho biết, Ban Tổ chức đã quy định cụ thể từng khu vực kinh doanh, dịch vụ trong chợ, lên phương án bảo đảm an ninh, phòng chống cháy nổ, đồng thời tăng cường các tổ an ninh tiến hành tuần tra giải quyết, xử lý các tệ nạn hành khất, cờ bạc, trộm cắp, đổi tiền lẻ, kinh doanh hàng cấm, trò chơi kiếm tiền bất hợp pháp trong thời gian diễn ra chợ Viềng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Ngày 5/2, tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đông đảo người dân và du khách đã nô nức tham gia Lễ hội Lồng tồng - Lễ hội Cầu mùa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, kết hợp với Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ IV. Sự kiện diễn ra trong không khí rộn ràng, đầy sắc màu văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng Đảng bộ Chính phủ trong sạch, vững mạnh,

Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng Đảng bộ Chính phủ trong sạch, vững mạnh, "chỉ bàn làm, không bàn lùi"

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.
Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Tin tức - Thế Phúc - 2 giờ trước
Sáng 5/2, tại thành phố Rạch Giá, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang khai mạc Triển lãm 85 tác phẩm được trích trong sách ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ, nhiếp ảnh Trần Lam.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh dự Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh dự Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết), tại Tp. Hạ Long, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND Tp. Hạ Long tổ chức Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025, với chủ đề “Chào Xuân mới và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Ngày 5/2, tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đông đảo người dân và du khách đã nô nức tham gia Lễ hội Lồng tồng - Lễ hội Cầu mùa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, kết hợp với Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ IV. Sự kiện diễn ra trong không khí rộn ràng, đầy sắc màu văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống của địa phương.
Đầu Xuân trải nghiệm di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Đầu Xuân trải nghiệm di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Nhằm góp phần giới thiệu, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống đặc sắc trên mọi miền đất nước, di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum, từ ngày 4-7/2, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã tổ chức hoạt động trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa truyền thống Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Hạ nêu, khai ấn tân niên

Hạ nêu, khai ấn tân niên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạ nêu, khai ấn tân niên . Sắc Xuân trên cao nguyên Lâm Viên. Người giữ lửa sử thi Tây Nguyên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Khai Hạ đậm nét văn hóa xứ Mường

Lễ hội Khai Hạ đậm nét văn hóa xứ Mường

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị

Thủ tướng chủ trì Hội nghị "dấu mốc lịch sử" của Đảng bộ Chính phủ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 5/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thời sự - Hương Trà - 3 giờ trước
Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Về chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Về chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 4 giờ trước
Mỗi dịp đầu Xuân, chợ Viềng lại trở thành điểm đến không thể bỏ qua của người dân Nam Định và du khách từ khắp nơi. Phiên chợ đặc biệt này, chỉ họp một lần duy nhất vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch mang ý nghĩa “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành.
Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 5 giờ trước
Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.