Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vắc xin "Vì dân"

Thiên Đức - 20:43, 02/08/2021

Nhằm hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vừa qua, Chính phủ đã ban hành gói 26 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo các bộ ngành, địa phương chức năng giảm tiền điện, nước sinh hoạt cho người dân tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16... Sự hỗ trợ kịp thời này đã góp phần quan trọng để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy lùi dịch bệnh.

Vợ chồng chị Hoàng Thị Sứ ở Na Hang được nhận hỗ trợ của Nhà nước
Vợ chồng chị Hoàng Thị Sứ ở Na Hang được nhận hỗ trợ của Nhà nước

Chú trọng hỗ trợ lao động tự do

Xác định một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch Covid-19, chính là lao động tự do, thời gian qua các địa phương đã chú trọng hỗ trợ nhóm đối tượng này.

Chị Hoàng Thị Sứ, dân tộc Tày, ở thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang) xúc động cho biết, trước đây gia đình chị có nghề làm đậu. Tuy nhiên, trong thời kỳ dịch diễn biến phức tạp, vợ chồng chị tiếp xúc với trường hợp F0 và phải thực hiện cách ly tập trung dài ngày, cuộc sống càng khó khăn do không có thu nhập. 

Sau khi hoàn thành cách ly trở về nhà, vừa qua, vợ chồng chị được nhận hỗ trợ kịp thời với số tiền 3.360.000 đồng. Đây thực sự là sự động viên lớn giúp gia đình chị vượt qua khó khăn trước mắt để ổn định cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Quốc Luân, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Na Hang, đến nay, huyện đã tiến hành rà soát và lập hồ sơ các trường hợp người lao động thuộc diện được hỗ trợ trong đợt này. Qua rà soát, thẩm định có 139 trường hợp đủ điều kiện được đề nghị hỗ trợ, với kinh phí trên 387 triệu đồng. Ngay sau khi có quyết định của UBND tỉnh, huyện sẽ triển khai hỗ trợ cho người dân, không để người dân phải đợi lâu.

Không riêng ở Tuyên Quang, các địa phương khác cũng đang nhanh chóng tiến hành hỗ trợ lao động tự do. Cụ thể, ngày 30/7 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ký ban hành Quyết định 1517/QĐ-UBND về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên địa bàn.

Tại Quyết định nêu rõ, lao động tự do bị mất việc làm từ 15 ngày liên tục trở lên như: Người bán hàng rong, xe ôm, bốc vác thủ công, thu mua phế liệu… sẽ được nhận hỗ trợ. Mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người. Nguyên tắc hỗ trợ tại Quyết định cũng nêu rõ, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không trùng lặp, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Hỗ trợ lĩnh vực thiết yếu

Bên cạnh việc khẩn trương hỗ trợ lao động tự do, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm người dân trong vùng bị cách ly. Theo đó, Chính phủ chú trọng giải pháp hỗ trợ giảm dịch vụ thiết yếu nhất là điện và nước sinh hoạt.

Chính phủ yêu cầu giảm tiền điện cho người dân trong khu vực giãn cách xã hội
Chính phủ yêu cầu giảm tiền điện cho người dân trong khu vực giãn cách xã hội

Cụ thể, ngày 31/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83, thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo Nghị quyết 83, đối tượng được giảm tiền điện đợt này, là các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Mức giảm 15% (trước thuế VAT) đối với khách hàng sử dụng đến 200 kWh/tháng; giảm 10% đối với khách hàng sử dụng trên 200 kWh/tháng. Thời gian hỗ trợ giảm trong 2 tháng tại các kỳ hóa đơn tháng 8 và tháng 9/2021. Đặc biệt, giảm 100% tiền điện cho các cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đây là đợt thứ 4, Chính phủ yêu cầu giảm giá tiền điện để hỗ trợ người dân kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19. Dự tính, trong đợt này tổng số tiền giảm khoảng 2.500 tỷ đồng. Tính chung 4 đợt, tổng số tiền hơn 16.300 tỷ đồng.

Ngay sau chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu giảm tiền điện cho người dân tại các khu vực giãn cách xã hội, đến sáng 1/8, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc xem xét, điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt. 

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xem xét, điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là tại các tỉnh, thành phố, các quận, huyện đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Có thể nói với những giải pháp nhanh chóng, linh hoạt, minh bạch, chính xác hy vọng sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Sự hỗ trợ của Chính phủ có thể gọi  là liều "vắc xin vì dân" để tăng thêm sức đề kháng, giúp đất nước ta vượt qua đại dịch./.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 15:46, 02/04/2025
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.