Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng NTM

PV - 10:16, 16/09/2019

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) vào xây dựng nông thôn mới (NTM) là nội dung quan trọng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Dấu ấn của KHCN đã và đang thể hiện rõ nét trong các quy hoạch xây dựng NTM, cũng như thành quả của việc áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn… Qua đó, góp phần tích cực làm đổi thay diện mạo nông thôn.

Cải thiện đời sống người dân

Làng nghề sản xuất và chế biến chè Phú Thịnh (xã Phú Hộ, TX.Phú Thọ) là một trong những làng nghề tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Thông qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và người dân tự đầu tư máy móc, trang thiết bị và kỹ thuật trong sản xuất đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, kéo theo giá trị sản phẩm cũng tăng lên.

Máy hái chè được người dân đưa vào sử dụng rộng rãi. Máy hái chè được người dân đưa vào sử dụng rộng rãi.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Trưởng làng nghề Phú Thịnh cho biết, làng nghề có 130 hộ, diện tích chè vào khoảng 25ha, trong đó có 60 hộ trồng chè kết hợp với chế biến. Trước đây, người dân chỉ trồng chè theo tập quán cũ, không có nhiều hiểu biết về tiến bộ kỹ thuật, máy móc hỗ trợ, dẫn tới chất lượng sản phẩm thấp. Từ năm 2014, người trồng chè ở Phú Thịnh đã được cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, trồng thí điểm các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Nhờ đó mà rất nhiều doanh nghiệp, thương lái trong và ngoài tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang... đã đến thu mua chè.

Thông qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, bà con đã tự đầu tư các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và chế biến chè, như máy sao chè bằng gas; máy hút chân không… Bên cạnh đó, người sản xuất chè còn được hỗ trợ bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm bắt đầu được tiêu thụ qua một số siêu thị, cửa hàng. Nhờ đó, hầu hết các hộ trồng, chế biến chè ở đây đã vươn lên thoát nghèo. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trong làng nghề đạt trên 30 triệu đồng/năm.

Hay như Hợp tác xã (HTX) Sản xuất nông sản và Thương mại Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang) cũng đã có nhiều thay đổi tích cực nhờ áp dụng KHCN phục vụ xây dựng NTM. Theo đó, HTX Hồng Giang được sự giúp đỡ của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ hai dây chuyền xử lý hoa quả. Nhờ đó, sản phẩm vải Hồng Giang đã xuất khẩu được sang thị trường châu Âu, Mỹ…

Tiếp tục phát huy lợi thế

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM, trong thời gian triển khai thực hiện, với sự ủng hộ rộng rãi và phối hợp khá chặt chẽ của các bộ, ngành và địa phương, Chương trình đã thực hiện được 69 nhiệm vụ KHCN (47 đề tài và 22 dự án), bám sát các mục tiêu và nội dung của Chương trình, cơ bản phù hợp với yêu cầu của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Cụ thể: Triển khai xây dựng được 185 mô hình chuyển giao kết quả nghiên cứu và liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề, giúp hơn 5.000 hộ nông dân của gần 100 xã trên địa bàn 40 tỉnh được hưởng lợi, giúp các địa phương, hợp tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc ứng dụng KHCN và sản xuất tại khu vực nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do còn nhiều nông hộ vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất; nguồn kinh phí hạn chế; một số địa phương và người dân chưa chủ động, sẵn sàng trong việc tiếp thu các mô hình ứng dụng KHCN đã thành công để nhân rộng sản xuất, phát triển kinh tế trên địa bàn…

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết thêm, trong giai đoạn tới, Chương trình sẽ ưu tiên tập trung chỉ đạo triển khai các mô hình, dự án chuyển đổi sản xuất gắn với thực tiễn, chuyển giao ứng dụng, phát huy lợi thế của từng vùng, miền để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, xây dựng NTM… Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các dự án, mô hình phục vụ triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào DTTS

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào DTTS

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Thanh niên DTTS tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới: Vì khát vọng phát triển

Thanh niên DTTS tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới: Vì khát vọng phát triển

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Với sự am hiểu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán kết hợp với những kiến thức được tuyên truyền từ các chiến dịch, sáng kiến truyền thông, các chương trình lồng ghép giới trong nhà trường, cộng đồng... sẽ giúp cho đội ngũ thanh niên DTTS phát huy được vai trò tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.
Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ thông qua hình thức sân khấu hóa. Đó là cảm nhận của những công chức xã tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc do UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 3 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 3 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 3 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Vientiane, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 9 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.