Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

UBTVQH tổng kết Kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

PV - 17:20, 11/07/2024

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 35, chiều 11/7, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Ủy ban Thường vụ Quốc tiến hành tổng kết Kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV - Ảnh: VGP/ĐH
Ủy ban Thường vụ Quốc tiến hành tổng kết Kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV - Ảnh: VGP/ĐH

Tổng kết Kỳ họp thứ 7, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến của cử tri, Nhân dân cả nước và từ tình hình thực tế, UBTVQH đã thảo luận và thống nhất tổng kết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc trên cả ba lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp tục đổi mới, cải tiến, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết (trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật); cho ý kiến lần đầu về 11 dự án luật và xem xét nhiều báo cáo quan trọng khác; trong đó, đã xem xét, quyết định kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước. Kỳ họp đã có 2.119 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên họp Tổ; có 936 lượt đăng ký, trong đó có 708 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận và 42 lượt tranh luận.

Trong thời gian giữa 2 đợt của Kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm cao, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức hữu quan đã làm việc khẩn trương, liên tục, UBTVQH đã tổ chức phiên họp để cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về các dự án luật, dự thảo nghị quyết để hoàn thiện các dự thảo một cách kỹ lưỡng, thấu đáo, nhất là các vấn đề lớn, các nội dung còn có ý kiến khác nhau, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua. Vì vậy, các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua với sự đồng thuận rất cao, trong đó có 2 luật và 1 nghị quyết được 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành thông qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp này vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục được khắc phục như: Một số nội dung được đề nghị bổ sung vào Chương trình Kỳ họp rất gấp, làm bị động trong công tác thẩm tra, nghiên cứu tài liệu và phải điều chỉnh chương trình Kỳ họp nhiều lần.

Một số ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội còn trùng lặp, chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm; vẫn còn tình trạng sử dụng quyền tranh luận để phát biểu ý kiến. Thời hạn gửi xin ý kiến một số nội dung ngắn, chưa bảo đảm thời gian để nghiên cứu, cho ý kiến. Việc bố trí thời gian thảo luận còn chưa phù hợp đối với một số nội dung.

Trong thời gian tới, để phát huy kết quả đạt được của Kỳ họp, chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ họp tiếp theo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị UBTVQH quan tâm chỉ đạo: Tiếp tục quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các nghị quyết, kết luận của Đảng; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm thi hành các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, sớm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần đưa luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.

Các cơ quan của Quốc hội thường xuyên giám sát việc thi hành luật, nghị quyết… Đối với các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến, đề nghị tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự tác động, các chuyên gia, nhà khoa học để nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sau.

Các vị đại biểu Quốc hội thường xuyên giữ mối liên hệ, lắng nghe, phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; tích cực chủ động hơn nữa trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

UBTVQH tiếp tục chỉ đạo sát sao công tác chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, trong đó, chỉ đạo tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ kỳ họp. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.

Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần bám sát nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội để chủ động tổ chức triển khai hoạt động thẩm tra các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách bảo đảm tiến độ, nhất là đối với các nội dung được bổ sung gấp để trình Quốc hội tại Kỳ họp.

Đề cập về bước đầu chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến về 12 dự án luật khác (Trong trường hợp dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được chuẩn bị tốt, đủ điều kiện thông qua theo quy trình tại một kỳ họp thì tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến về 11 dự án luật khác). Bên cạnh đó, Quốc hội cũng xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng khác.

Trường hợp có dự án luật, dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật khác được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ báo cáo UBTVQH để điều chỉnh nội dung Kỳ họp phù hợp.

Về dự kiến thời gian họp, do số lượng nội dung lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ 8 rất lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp nên Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất tiếp tục tổ chức Kỳ họp thứ 8 theo 2 đợt họp (với khoảng cách 9 ngày giữa 2 đợt họp) để có thời gian cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.

Dự kiến Quốc hội khai mạc vào thứ Hai, ngày 21/10/2024 và thời gian Đợt 1 là 15 ngày (từ ngày 21/10 đến ngày 08/11/2024); Đợt 2: 9 ngày, từ ngày 18/11 đến ngày 28/11/2024; Quốc hội làm việc khoảng 24 ngày, bế mạc ngày 28/11/2024 (bố trí dự phòng ngày 29/11/2024).

Trường hợp có các dự án luật, nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thì thời gian tiến hành Kỳ họp sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 ngày, dự kiến bế mạc muộn nhất vào ngày 30/11/2024.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thảo luận, hiệu quả sử dụng thời gian Kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xem xét kỹ các nội dung thuộc trách nhiệm và đề xuất thời gian, thời lượng và thời điểm trong chương trình Kỳ họp, cách thức tiến hành đối với từng nội dung cho phù hợp.

Đối với các nội dung thuộc công tác lập pháp, đề nghị các cơ quan chủ trì khẩn trương tiếp thu, chỉnh lý, tổ chức thẩm tra các dự án luật, bảo đảm tiến độ trình UBTVQH tại các phiên họp theo Chương trình công tác của UBTVQH và Nghị quyết số 1065/NQ-UBTVQH. Trong đó, tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, UBTVQH tập trung xem xét, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 sẽ trình UBTVQH cho ý kiến tại các phiên họp trong tháng 8 và tháng 9. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả, chất lượng Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đề xuất những nội dung, dự án cần thảo luận tại Hội nghị để sớm xây dựng kế hoạch tổ chức.

Đối với các nội dung khác, để bảo đảm tiến độ gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị UBTVQH chỉ đạo các cơ quan chủ trì tiếp tục chủ động, khẩn trương chuẩn bị nội dung, bảo đảm tiến độ và trình UBTVQH cho ý kiến chậm nhất tại Phiên họp tháng 9/2024; tại Phiên họp tháng 10/2024 chỉ cho ý kiến đối với những nội dung về kinh tế - xã hội và một số nội dung cấp bách theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương khóa XIV

Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương khóa XIV

Chiều 28/8, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ 2).Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng.
Tin nổi bật trang chủ
Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương khóa XIV

Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương khóa XIV

Chiều 28/8, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ 2).Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng.
Ba Chẽ vượt khó

Ba Chẽ vượt khó "về đích" cuộc điều tra 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 15:57, 28/08/2024
Từ ngày 01/7/2024, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) được triển khai đồng loạt trên toàn quốc. Với đặc thù địa bàn miền núi biên giới, dân cư sống rải rác, tuy nhiên cùng với cả nước, Cuộc điều tra 53 DTTS trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đến ngày 15/8 đã hoàn thành kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chất lượng thu thập thông tin.
Rộn ràng ngày hội các Nhà Văn hóa thôn - Khu phố tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh 2024

Rộn ràng ngày hội các Nhà Văn hóa thôn - Khu phố tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:54, 28/08/2024
Tối 27/8, tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Khai mạc “Liên hoan văn nghệ các Nhà Văn hóa thôn - Khu phố tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2024”.
Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 15:52, 28/08/2024
Trong khuôn khổ các chương trình thuộc Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, tối 27/8, tại huyện Cầu Kè, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè; đồng thời, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội này là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
Giải vô địch Đông Nam Á - Mitsubishi Electric Cup 2024 sẽ khởi tranh từ 8/12

Giải vô địch Đông Nam Á - Mitsubishi Electric Cup 2024 sẽ khởi tranh từ 8/12

Thể thao - Hoàng Minh - 15:48, 28/08/2024
Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa thông báo điều chỉnh thời gian tổ chức giải bóng đá vô địch Đông Nam Á - Mitsubishi Electric Cup 2024.
Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững

Thời sự - PV - 12:05, 28/08/2024
Sáng 28/8, phát biểu tại Lễ tôn vinh Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024, nêu bật mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức nước nhà, xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và xã hội.
Đất cằn “nở hoa”

Đất cằn “nở hoa”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập. Trăm năm nghề rèn Bản Phố. Đất cằn “nở hoa”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương

Thời sự - PV - 09:55, 28/08/2024
Sáng 28/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương. Dự buổi làm việc có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển

Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển

Thời sự - Như Tâm - 08:46, 28/08/2024
"Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển", là chủ đề Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Trung tâm hội nghị của tỉnh Cà Mau vào sáng ngày 27/8. Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc của tỉnh trong 5 năm qua (2019 – 2024); đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc 5 năm tiếp theo (2024 – 2029); Đồng thời, ghi nhận, biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương.
Kon Tum: Nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở khu vực biên giới

Kon Tum: Nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở khu vực biên giới

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 08:41, 28/08/2024
Tỉnh Kon Tum có 13 xã biên giới, phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS và diện mạo các xã biên giới ngày càng khởi sắc.
Trường Đại học Công nghệ Đông Á: Hiện thực hóa việc học Đại học bằng chương trình học bổng 100%

Trường Đại học Công nghệ Đông Á: Hiện thực hóa việc học Đại học bằng chương trình học bổng 100%

Giáo dục - Xuân Hải - 02:41, 28/08/2024
Trong thời đại giáo dục trở thành chìa khóa của thành công, việc tiếp cận với một nền tảng Đại học chất lượng cao vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều học sinh, sinh viên. Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã mở ra một cánh cửa mới cho các em học sinh, sinh viên ưu tú nhưng kém may mắn. Với chương trình học bổng toàn phần 100%, không chỉ giúp các em thực hiện ước mơ học tập mà còn là bước đầu tiên trong việc mở ra cơ hội giáo dục và phát triển sự nghiệp cho thế hệ trẻ. Điều này, thể hiện cam kết của Trường Đại học Công nghệ Đông Á trong việc đầu tư vào tương lai của cộng đồng, mở rộng cơ hội giáo dục và xây dựng một xã hội tri thức bền vững.
Những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 2/9 hấp dẫn nhất

Những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 2/9 hấp dẫn nhất

Du lịch - Minh Thu - 02:37, 28/08/2024
Kỳ nghỉ lễ 02/9/2024 kéo dài 4 ngày liên tục từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 là dịp lý tưởng để người lao động “xả hơi” sau những ngày làm việc căng thẳng. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số điểm du lịch để bạn đọc cân nhắc cho chuyến hành trình cùng những người thân yêu.