Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Thanh Phong - 16:51, 04/04/2025

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.

Tỉnh Tuyên Quang ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu tạo động lực cho vùng khó phát triển (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
Tỉnh Tuyên Quang ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu tạo động lực cho vùng khó phát triển. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)

Phấn đấu năm 2025 hoàn thành mục tiêu 100% số thôn, bản có đường ô tô

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang, trong giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn vốn được giao, tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng 600 công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt của Nhân dân, trong đó 80% đầu tư phát triển hạ tầng vùng khó.

Tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư 178 công trình đường giao thông, 27 công trình thủy lợi, 9 công trình trường, lớp học, 3 công trình điện nông thôn, 12 công trình nước sinh hoạt, 15 công trình cầu, 30 công trình phụ trợ, cải tạo, xây dựng mới 10 công trình chợ, 70 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng. Hỗ trợ vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất và chuyển đổi nghề cho 249 hộ, với tổng số vốn hơn 40 tỷ đồng…

Tỉnh cũng dành nhiều nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch, làm cầu kết nối để làm động lực phát triển kinh tế vùng, phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều tuyến đường liên kết vùng khó đã được đầu tư. Điển hình như nâng cấp, sửa chữa đường ĐH18, ĐH07 qua địa bàn xã Minh Thanh (Sơn Dương); cải tạo nâng cấp đường Phúc Thịnh - Trung Hà - Bản Ba (Chiêm Hóa); cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ đầu cầu Nẻ đến trường THPT Na Hang (Na Hang); cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT.188 đoạn Km48 + 00 - Km86 + 300, huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình; Dự án đường giao thông từ xã Tân Long - Tân Tiến - Trung Trực (Đỉnh Mười) - xã Kiến Thiết (Yên Sơn); cầu Bạch Xa (Hàm Yên)…

Cùng với nâng cấp, cải tạo các tuyến đường lớn, tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Tuyên Quang đã làm gần 1.000km đường giao thông nông thôn, nội đồng và 161 cầu trên đường giao thông nông thôn, bảo đảm 99,94% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm. Hoàn thành mục tiêu nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã; sẽ hoàn thành mục tiêu 100% số thôn, bản trên địa bàn tỉnh có đường ô tô đến trung tâm trong năm 2025.

Cây cầu Nà Kham được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng giúp người dân giao thương thuận lợi.
Cây cầu Nà Kham được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng giúp người dân giao thương thuận lợi.

Từ khi có cầu Nà Kham người dân ở thôn Năng Khả đã không phải đi đường vòng cả chục km, có cầu đã giúp người đi lại, giao thương thuận lợi, tạo động lực thúc đẩy cho phát triển kinh tế - xã hội.

Sắp tới đây, khi công trình quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư thôn Quảng Tân, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên rộng 3ha với tổng mức đầu tư trên 11,7 tỷ đồng, 38 lô đất ở đang được tích cực thi công, dự kiến hoàn thành trong tháng 3/2025, sẽ tạo điều kiện cho trên 30 hộ đồng bào Mông sinh sống, phát triển.

Động lực để vùng khó phát triển

Yên Sơn là huyện phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, có diện tích tự nhiên trên 1.067,7km2, có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 51,89%. Toàn huyện có 27 xã và 01 thị trấn, 335 thôn, tổ dân phố (trong đó, có 7 xã, 33 thôn đặc biệt khó khăn). Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2024 là 10,86%, với 4.444 hộ.

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội. Huyện Yên Sơn đã tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư của trung ương, tỉnh, huyện làm các công trình thiết yếu phục vụ nhân dân. Giai đoạn từ 2021 đến nay huyện có trên 300 công trình hạ tầng đầu tư tại các xã vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS.

Thời gian qua, phong trào hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn được đông đảo người dân hưởng ứng, góp phần quan trọng để địa phương hoàn thiện kết cấu hạ tầng, giao thông.

Ông Trần Văn Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ, cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của những tuyến đường bê tông và cầu trên đường giao thông nông thôn trong đời sống và sản xuất, người dân xã Tiến Bộ đã đoàn kết, nhất trí sẵn sàng hiến đất, đóng góp công sức, tiền của để thực hiện. Trong 2 năm qua, xã đã làm được gần 6.000m đường bê tông và xây dựng 04 cầu trên đường giao thông nông thôn. Trong đó, có gần 150 hộ dân dân hiến trên 24.000m2 đất, cùng hàng nghìn ngày công lao động để thực hiện.

Giao thông thuận tiện giúp người dân phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hoá (trong ảnh: Mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông ông Nguyễn Quang Minh, thôn Đức Uy, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn)
Giao thông thuận tiện giúp người dân phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hoá (trong ảnh: Mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông ông Nguyễn Quang Minh, thôn Đức Uy, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn)

Việc thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn không chỉ giúp bà con đi lại thuận lợi, dễ dàng, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa. Từ đó, tạo tiền đề để xã tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới. Điều này cũng đòi hỏi xã cần chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước kết hợp với huy động đa dạng các nguồn lực, phù hợp với sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.

Cây cầu Bum Kẹn bắc qua sông Phó Đáy ở xã Hùng Lợi có chiều dài 72m, chiều rộng mặt cầu 6,5m, được đầu tư kinh phí xây dựng gần 14,8 tỷ đồng đã hoàn thành đưa vào sử dụng hơn 1 năm qua đã thay đổi hẳn cuộc sống của người dân trong vùng. Gần 190 hộ dân với 900 nhân khẩu đồng bào Mông, Dao, Nùng ở thôn Bum Kẹn và Khuổi Ma đã được hưởng lợi trực tiếp từ công trình; cây cầu cũng giúp kết nối xã ATK Hùng Lợi (Yên Sơn) với xã ATK Trung Yên (Sơn Dương), tạo thuận lợi phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng hàng nghìn ha của 2 xã, góp phần bảo đảm an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn.

Xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa là địa phương thuần nông, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua xã được Nhà nước hỗ trợ gần 54 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng, bê tông hơn 28km đường giao thông nông thôn, đường nội đồng; xóa hơn 200 nhà tạm, nhà dột nát, hệ thống lưới điện thắp sáng khắp các bản làng, hoàn thành xây dựng công trình Trường Tiểu học, Trường PTDT Bán trú THCS Kiên Đài… Theo Chủ tịch UBND xã Ma Văn Tôn: Hạ tầng được đầu tư đã giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận lợi, là động lực để người dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể khẳng định với nhiều nỗ lực của các cấp, ngành chức năng từ tỉnh, huyện đến xã, đến nay, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở địa bàn miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có những đổi thay tích cực./.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - Tuấn Kiệt - 8 phút trước
Hoạt động thăm hỏi, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng vũ trang (LLVT) Campuchia thể hiện tình cảm thủy chung son sắt của hai đất nước. Dịp này, LLVT hai bên cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giữ vững và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thời sự - Hương Trà - 11 phút trước
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.
Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Trang địa phương - Tào Đạt - Lê Khoa - 1 giờ trước
Ngày 4/4, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Minh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Giao Long, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bến Tre, thông tin, khi hoạt động trên biển, một tàu đánh cá của ngư dân Kiên Giang bị phá nước chìm, trên tàu lúc đó có 3 người. Đơn vị đã triển khai lực lượng, phương tiện ra biển ứng cứu kịp thời.
Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Chính sách Dân tộc - Tào Đạt - Tiến Vinh - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 4/4, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi, Người có uy tín tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn biên giới thuộc huyện Giang Thành và Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Kinh tế - Tào Đạt - 1 giờ trước
Cụm công nghiệp Xây Đá B tại huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) rộng 54 ha, có vốn đầu tư hạ tầng gần 900 tỷ đồng, dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U17 Việt Nam xuất sắc cầm hòa U17 Australia: Điểm nhấn từ tinh thần và bản lĩnh

U17 Việt Nam xuất sắc cầm hòa U17 Australia: Điểm nhấn từ tinh thần và bản lĩnh

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Đội tuyển U17 Việt Nam đã có màn ra quân ấn tượng tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025 khi cầm hòa đối thủ mạnh U17 Australia với tỷ số 1-1. Trận đấu diễn ra tại sân vận động Prince Mohammed (Jordan) đã chứng kiến một màn trình diễn quả cảm, đầy nỗ lực của các cầu thủ trẻ áo đỏ.
Đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền: Thiết thực và trách nhiệm

Đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền: Thiết thực và trách nhiệm

Tin tức - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2023 - 2025 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là một quốc gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền trên phạm vi toàn cầu.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD

Kinh tế - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Theo thông tin từ Cục Hải quan, trong tháng 3/2025, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 11,62 tỷ USD) so với tháng trước; tính từ 01/01-15/3/2025 đạt 162,78 tỷ USD, tăng 12% tương ứng tăng 17,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Kon Tum: Người có uy tín khẳng định vai trò nơi bản làng

Kon Tum: Người có uy tín khẳng định vai trò nơi bản làng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Kon Tum có 620 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với những đóng góp thầm lặng, những Người có uy tín đã và đang chung tay, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển.
Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất hiệu quả

Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất hiệu quả

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm là rất hiệu quả và khẳng định mong muốn gặp lại.