Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore

PV - 14:25, 12/03/2025

Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore nhân chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân từ ngày 11-13/3/2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong phát biểu với báo chí. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong phát biểu với báo chí. (Ảnh: TTXVN)

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Lawrence Wong, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân đã thăm chính thức Singapore từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 3 năm 2025.

2. Hai nhà lãnh đạo nhất trí việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (năm 2013) và Đối tác Kinh tế Xanh-Kinh tế Số (năm 2023) đã đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Singapore đi vào chiều sâu và thực chất. Hai nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam-Singapore lên Đối tác chiến lược toàn diện.

3. Hai bên cam kết tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác cùng có lợi, tin cậy chính trị, phối hợp giải quyết các thách thức chung hiện nay trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, qua đó mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân hai nước cũng như vì một ASEAN đoàn kết, tự cường, có vai trò trung tâm và bao trùm, phấn đấu vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

4. Hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ, tập trung vào các nội dung chính sau:

(i)Đẩy mạnh hợp tác vì hòa bình, an ninh và ổn định của thế giới: Tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh; đẩy mạnh hợp tác kênh Đảng nhằm tăng cường sự tin cậy và củng cố nền tảng chính trị cho quan hệ hai nước; nghiên cứu thiết lập cơ chế đối thoại kênh Đảng thường kỳ; duy trì hiệu quả cơ chế Họp thường niên giữa Thủ tướng hai nước; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh trong các lĩnh vực cùng có lợi, bao gồm thông qua Đối thoại Chính sách cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và cơ chế họp thường niên cấp Thứ trưởng Bộ Công an; tăng cường giao lưu hải, lục, không quân; giáo dục và đào tạo; hợp tác viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai; hợp tác quân y; hỗ trợ nhau trong công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia bao gồm tội phạm ma túy, lừa đảo, công nghệ cao, tội phạm mạng, khủng bố, phòng chống rửa tiền, thông qua Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự (ký tháng 10/2024); tiếp tục hỗ trợ nhau tại các diễn đàn song phương, khu vực và quốc tế về chống lừa đảo, bao gồm xây dựng Hướng dẫn ASEAN về các chính sách và thực tiễn chống lừa đảo; chia sẻ thông tin và phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải.

(ii)Củng cố hợp tác kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi: thông qua triển khai hiệu quả các trụ cột hợp tác của Hiệp định Khung về Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore (nâng cấp năm 2023) nhằm hỗ trợ các dự án hợp tác chung, như phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đổi mới sáng tạo, các-bon thấp, bền vững; hợp tác bảo đảm an ninh lương thực, gồm phục hồi chuỗi cung ứng lương thực; thúc đẩy thanh toán song phương mã QR giữa Việt Nam và Singapore; khuyến khích các sáng kiến hợp tác thị trường vốn, gồm các sáng kiến kết nối thị trường chứng khoán, liên kết Chứng chỉ lưu ký song phương và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; trao đổi kinh nghiệm phát triển lĩnh vực tài chính, bao gồm hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế; tăng cường kết nối hàng không thông qua mở rộng Hiệp định Hàng không song phương; tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề y tế khu vực và toàn cầu; khuyến khích hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các giải pháp đáp ứng nhu cầu đô thị; làm sâu sắc hơn nữa hợp tác luật pháp và tư pháp; Singapore hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng cảng biển và hàng hải thông qua chuyển đổi số và đổi mới vận hành.

(iii) Tăng cường hợp tác năng lượng và tăng trưởng xanh: thông qua phát huy hiệu quả Quan hệ Đối tác Kinh tế Xanh-Kinh tế Số (ký năm 2023), tạo tiền đề cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kết nối năng lượng, tính bền vững, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số và đổi mới sáng tạo, với mục tiêu chung cùng đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển các thành phố thông minh, bền vững; tạo thuận lợi cho việc phê duyệt quy định đối với hoạt động mua bán điện xuyên biên giới, bắt đầu từ hợp tác xuất khẩu điện gió ngoài khơi Việt Nam sang Singapore; phát triển và chuyển đổi cơ sở hạ tầng truyền tải điện cũng như các cơ chế tài chính hướng tới xây dựng lưới điện ASEAN; hợp tác về tín chỉ các-bon phù hợp với Điều 6 Thỏa thuận Paris.

(iv) Xây dựng năng lực và kết nối con người: thông qua tăng cường hợp tác về phát triển nhân tài, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược; trao đổi chuyên gia và sinh viên, bao gồm hợp tác giữa các trường và các cơ sở giáo dục Đại học trong các lĩnh vực cùng quan tâm như thiết kế mạch tích hợp, công nghệ bán dẫn, kỹ năng Công nghiệp 4.0, công nghệ mới, nghiên cứu y học điều dưỡng; tăng cường đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, triển khai Chương trình trao đổi tài năng đổi mới sáng tạo Singapore-Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và thể thao; thúc đẩy lượng khách du lịch và tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân giữa hai nước.

(v) Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực số và công nghệ mới nổi: Tăng cường hợp tác kết nối số, luồng dữ liệu xuyên biên giới, thiết lập “hộp cát dữ liệu” trong các khu VSIP và các công nghệ mới nổi, gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và an ninh mạng; tăng cường hợp tác về cáp ngầm dưới biển trong khu vực, thông qua xây dựng Hướng dẫn nâng cao của ASEAN về tăng cường khả năng chống chịu và sửa chữa cáp ngầm; thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với nền kinh tế số bao gồm thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu, khuyến khích sử dụng và truyền dữ liệu có trách nhiệm thông qua áp dụng các hướng dẫn và khuôn khổ khu vực như Các Điều khoản Hợp đồng Mẫu ASEAN (về trao đổi dữ liệu xuyên biên giới) và Hướng dẫn ASEAN về Quản trị và Đạo đức trí tuệ nhân tạo.

(vi) Tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế: chủ động phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC), các diễn đàn liên Nghị viện; thúc đẩy sự thống nhất, vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm việc hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các Kế hoạch Chiến lược; tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; ủng hộ hợp tác và liên kết tiểu vùng trong ASEAN, trong đó có tiểu vùng Mê Công, và quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và sự phát triển toàn diện của ASEAN.

5. Để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, hai nhà lãnh đạo nhất trí giao Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp cùng các Bộ/ngành hữu quan xây dựng Kế hoạch Hành động triển khai các trụ cột đã đề cập trên.

6. Trao đổi về diễn biến mới ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo tái khẳng định lập trường nhất quán của ASEAN về Biển Đông cũng như tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

7. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cần tiếp tục tăng cường lòng tin chính trị, kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, tự kiềm chế tiến hành các hoạt động có thể làm leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định cũng như tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình; kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Hai bên tái khẳng định UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, và là cơ sở có tầm quan trọng chiến lược cho các hoạt động hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu, và sự toàn vẹn của UNCLOS 1982.

8. Tổng Bí thư Tô Lâm chân thành cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Singapore về sự đón tiếp nồng hậu dành cho đoàn. Tổng Bí thư Tô Lâm trân trọng mời Thủ tướng Lawrence Wong thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp. Thủ tướng Lawrence Wong đã vui vẻ nhận lời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch nước Lương Cường: Gợi mở những tiềm năng hợp tác mới giữa Việt Nam và Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường: Gợi mở những tiềm năng hợp tác mới giữa Việt Nam và Sri Lanka

Cùng Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka chủ trì gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm, sáng 5/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng thống Sri Lanka có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu mốc kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và gợi mở những tiềm năng hợp tác mới đưa quan hệ Việt Nam-Sri Lanka ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Lương Cường: Gợi mở những tiềm năng hợp tác mới giữa Việt Nam và Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường: Gợi mở những tiềm năng hợp tác mới giữa Việt Nam và Sri Lanka

Cùng Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka chủ trì gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm, sáng 5/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng thống Sri Lanka có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu mốc kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và gợi mở những tiềm năng hợp tác mới đưa quan hệ Việt Nam-Sri Lanka ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lan tỏa tinh thần đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lan tỏa tinh thần đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Như Tâm - 16 phút trước
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh (cơ sở 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh). Đây là lần thứ tư, Việt Nam là nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế, hội tụ đức tin về hòa bình. Dịp này, cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần lương giáo hòa hợp một nhà, mong muốn lan tỏa Tuệ giác Phật giáo đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững.
Biểu tượng linh thiêng giữa lòng tháp cổ

Biểu tượng linh thiêng giữa lòng tháp cổ

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 25 phút trước
Tháp Pô Rômê được giới nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những công trình có niên đại “trẻ” nhất trong hệ thống tháp Champa. Tuy không đồ sộ như tháp Hòa Lai hay Pôklong Garai, song tháp Pô Rômê lại sở hữu những đường nét kiến trúc và hoa văn độc đáo, mang phong cách riêng. Đặc biệt, giữa lòng ngọn tháp hơn 300 năm tuổi này đang lưu giữ một bảo vật Quốc gia - bức phù điêu vua Pô Rômê - được đồng bào Chăm đời này qua đời khác gìn giữ như một biểu tượng linh thiêng.
Ninh Thuận: Cấp bách tình trạng thiếu nước sinh hoạt

Ninh Thuận: Cấp bách tình trạng thiếu nước sinh hoạt

Tin tức - Bá Minh Truyền - 26 phút trước
Những ngày đầu tháng 5, thời tiết ở Ninh Thuận rất nóng bức. Hơn thế nữa, đây cũng là thời điểm hệ thống thủy lợi kênh Nam (mương Nhật) đóng nước. Tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt hàng ngày diễn ra thường xuyên. Người dân các thôn Hữu Đức, Tân Đức và Thành Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước không có nước sạch để sử dụng, đàn gia súc cũng không có nguồn nước uống.
Ứng dựng AI trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025

Ứng dựng AI trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025

Giáo dục - Văn Hoa - 1 giờ trước
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 chính thức khởi động, đánh dấu lần thứ 24 chương trình diễn ra trên quy mô toàn quốc, quy tụ sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội, nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh thiết thực và sáng tạo kéo dài trước - trong - sau. Đặc biệt, chương trình xây dựng kế hoạch truyền thông trên đa nền tảng để tiếp cận hàng triệu thí sinh, linh hoạt ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hỗ trợ.
Quảng Nam: Cảnh sát bắt giữ nhóm đối tượng bắt cóc người đánh bạc gian để đòi tiền chuộc

Quảng Nam: Cảnh sát bắt giữ nhóm đối tượng bắt cóc người đánh bạc gian để đòi tiền chuộc

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 5/5, đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa điều tra, bắt giữ 11 đối tượng có liên quan đến các hành vi “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” và “Đánh bạc”.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẽ đặt Văn phòng đại diện của Liên minh Phật giáo Quốc tế tại Việt Nam

Sẽ đặt Văn phòng đại diện của Liên minh Phật giáo Quốc tế tại Việt Nam

Tin tức - Như Hạnh - 1 giờ trước
Nhân dịp hộ tống Xá lợi Đức Phật đến Việt Nam tôn trí tại Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025, ngày 5/5, tại Văn phòng II Trung ương - Thiền viện Quảng Đức (TP. Hồ Chí Minh), phái đoàn Các vấn đề Nghị viện của Chính phủ Ấn Độ do Bộ trưởng Kiren Rijiju làm Trưởng đoàn, đã đến vấn an Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự và ký kết biên bản ghi nhớ đặt Văn phòng đại diện của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) tại Việt Nam.
Hà Giang lọt Top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới

Hà Giang lọt Top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới

Du lịch - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tạp chí du lịch uy tín Time Out vừa công bố danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025. Trong danh sách này, Việt Nam góp mặt với hai đại diện: Hà Giang và Hội An.
Phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Chính sách Dân tộc - Sỹ Hào - Văn Hoa - 1 giờ trước
Bộ Dân tộc và Tôn giáo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Mây ngũ sắc xuất hiện ngay nơi tôn trí Xá lợi Đức Phật, người dân bày tỏ tôn kính

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Mây ngũ sắc xuất hiện ngay nơi tôn trí Xá lợi Đức Phật, người dân bày tỏ tôn kính

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trước thềm khai mạc đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, chiều 5/5, mây ngũ sắc xuất hiện sau tôn tượng Phật đặt trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh - địa điểm đang tôn trí Xá lợi Đức Phật. Người dân bày tỏ sự xúc động khi được chứng kiến.
PC Lào Cai đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng

PC Lào Cai đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng

Kinh tế - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thời tiết đang bước vào mùa nắng nóng, kèm theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao; đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ quá tải hệ thống và tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối cung - cầu điện năng. Tại tỉnh miền núi Lào Cai, theo dự báo của Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai), sản lượng điện tiêu thụ vào mùa Hè có thể tăng từ 15 - 20% so với các tháng khác trong năm.