Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng tre Lục Trúc hướng phát triển kinh tế khả thi

Giang Lam - Lý Thịnh - 3 giờ trước

Cựu chiến binh Ngô Ngọc Thành, thôn 4, Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là người tiên phong mang tre Lục Trúc (giống tre có nguồn gốc từ Đài Loan) về trồng để lấy măng ở địa phương. Qua gần 3 năm kiên trì trồng thử nghiệm, những khóm tre giống ngoại đã cho "quả ngọt", mang lại thu nhập cao cho gia đình ông. Kết quả này, cũng đã mở ra hướng phát triển kinh tế tiềm năng cho người dân trên địa bàn.

Ông Ngô Ngọc Thành giới thiệu măng Lục Trúc vừa được thu hoạch về.
Ông Ngô Ngọc Thành giới thiệu măng Lục Trúc vừa được thu hoạch về.

Đứng lên sau thất bại

Dẫn chúng tôi tham quan vườn tre Lục Trúc rợp bóng mát đang cho thu hoạch măng, ông Ngô Ngọc Thành kể lại, trong lần đọc báo, ông biết đến mô hình trồng tre Lục Trúc lấy măng ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tháng 11/2021, ông đã sang Bắc Giang để tìm hiểu và mua 30 cây tre giống ngoại này về trồng thử. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, trồng không đúng thời vụ nên sau vài tháng, tre giống mới cứ chết dần, thiệt hại hơn chục triệu đồng.

Không nản chí, tháng 4/2022, ông Thành rủ thêm mấy anh em thân thiết, thuê xe sang Bắc Giang tham quan, học tập mô hình trồng tre Lục Trúc. Thời điểm đó, chứng kiến các chủ vườn đang thu hoạch măng Lục Trúc, bán “đắt như tôm tươi” thu về vài triệu đến hàng chục triệu đồng mỗi ngày, càng thôi thúc ông phát triển giống tre này. 

Bỏ qua cả lời khuyên của chủ vườn là chọn thời điểm phù hợp rồi hãy trồng giống tre Lục Trúc này, ông cùng bạn bè vẫn quyết đặt mua hơn 1.000 cây tre giống về trồng. Lần này cây tre giống lại cũng chết gần hết, lúc này ông Thành mới thấm thía bài học đắt giá: tư duy nóng vội sẽ đi kèm với rủi ro, thiệt hại.

Ông Thành (người bên trái) giới thiệu, hướng dẫn người dân trong thôn về kỹ thuật trồng, chăm sóc tre Lục Trúc.
Ông Thành (người bên trái) giới thiệu, hướng dẫn người dân trong thôn về kỹ thuật trồng, chăm sóc tre Lục Trúc.

Thời gian sau, ông Thành tiếp tục đi học tập kinh nghiệm trồng tre ở nhiều nơi, ông ghi chép cẩn thận các quy trình từ chọn giống đến cách trồng, chăm sóc, thu hoạch măng, nhân giống. 

Tháng 8/2022, ông đặt mua thêm 200 cây giống dặm, trồng phủ kín khu vườn rộng hơn nửa ha. Đất không phụ công người, gần 3 năm kiên trì trồng và chăm sóc vườn tre Lục Trúc, 400 khóm tre đã phát triển xanh tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Vào mùa mưa, măng phát triển tua tủa. Cây măng ngon, chất lượng, bán được  giá cao, 

Vừa giới thiệu về những khóm tre Lục Trúc to, nhỏ khác nhau, ông Thành nói vui: “Khu vườn này như một vườn thí nghiệm hoàn hảo, giúp tôi đánh giá được ưu, nhược điểm khi chọn giống (loại giống ươm từ gốc và giống chiết cành), tùy loại giống mà chọn thời điểm trồng cho thích hợp và cách chăm sóc theo từng giai đoạn”.

 Hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Cùng chúng tôi tham quan một vòng quanh vườn tre, ông Thành chia sẻ, sở dĩ ông bị “mê” trồng tre Lục Trúc lấy măng, bởi đây là cây trồng có nhiều ưu điểm. Trồng tre không khó nếu nắm vững kỹ thuật, cây ít sâu bệnh nên hầu như không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, giúp bảo đảm sức khỏe cho nông dân.

Bí quyết để cây tre ra măng phát triển đều, chất lượng ngon, ổn định là cần “trẻ hóa” cây liên tục, tức là sau mỗi vụ, phải thay thế cây già, gốc già, nuôi dưỡng những cây non kế cận. 

So với trồng cây ăn quả, trồng tre lấy măng cho thu nhập ổn định vì nhu cầu của người tiêu dùng khá cao. Bên cạnh đó, vốn liếng đầu tư không cao và khâu chăm sóc dễ thực hiện. Chi phí chăm sóc chủ yếu nhất là dịp cuối năm với công đoạn dọn vườn, bón phân chuồng hoai mục, kèm phân N - P - K. Nếu trồng đúng kỹ thuật, sau một năm tre đã cho thu hoạch măng. Các năm tiếp theo, tre sẽ cho măng nhiều hơn, thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch.

Hiện nay, mỗi ngày gia đình ông Thành thu hoạch từ 25 đến 40kg măng, bán với giá từ 25 đến 35 nghìn đồng/kg. Thời điểm măng trái mùa so với măng bản địa, giá lên tới 50 nghìn đồng/kg.

Măng tre Lục Trúc hoàn toàn sạch và thơm, giòn, ngon, ngọt nhẹ. Có nhiều cách chế biến như làm nộm, luộc, xào, thậm chí có thể ăn sống được nên thị trường tiêu thụ rộng mở. Măng thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Từ trồng tre Lục Trúc, mỗi năm ông Thành thu về trên 100 triệu đồng.

Ông Ngô Ngọc Thành (người ở giữa) cho biết, thu hoạch măng đúng cách vừa giúp nâng cao chất lượng giá trị dinh dưỡng của măng, vừa giúp tre ra măng đều đặn.
Ông Ngô Ngọc Thành (người ở giữa) cho biết, thu hoạch măng đúng cách vừa giúp nâng cao chất lượng giá trị dinh dưỡng của măng, vừa giúp tre ra măng đều đặn.

Với tâm niệm “muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, ông Thành đã đứng ra vận động thành lập HTX măng tre Lục Trúc Tân Thành, với 9 thành viên tham gia, do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc. Các thành viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân rộng diện tích trồng tre Lục Trúc tại địa phương lên tới hơn 7ha. 

HTX cũng đã lên kế hoạch tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng giống cây chất lượng, mở rộng thêm quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa và phát triển bền vững. HTX sẽ dần hoàn thiện xây dựng nhà kho, quy trình sơ chế, đóng gói bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, mở rộng thị trường, bao tiêu sản phẩm măng tre Lục Trúc cho thành viên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Lợi ích "kép" từ chợ phiên vùng cao

Thừa Thiên Huế: Lợi ích "kép" từ chợ phiên vùng cao

Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc, hai huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã duy trì chợ phiên vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi đồng bào trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn là điểm nhấn trong phát triển du lịch của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Lạng Sơn: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Lạng Sơn: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình, qua đó giúp đồng bào được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng cho huyện Ninh Phước

Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng cho huyện Ninh Phước

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong 3 năm (2022- 2024) triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Ninh Phước được giải ngân hỗ trợ 27.156 triệu đồng để thực hiện các Dự án, tiểu dự án của Chương trình.
Trồng tre Lục Trúc hướng phát triển kinh tế khả thi

Trồng tre Lục Trúc hướng phát triển kinh tế khả thi

Kinh tế - Giang Lam - Lý Thịnh - 3 giờ trước
Cựu chiến binh Ngô Ngọc Thành, thôn 4, Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là người tiên phong mang tre Lục Trúc (giống tre có nguồn gốc từ Đài Loan) về trồng để lấy măng ở địa phương. Qua gần 3 năm kiên trì trồng thử nghiệm, những khóm tre giống ngoại đã cho "quả ngọt", mang lại thu nhập cao cho gia đình ông. Kết quả này, cũng đã mở ra hướng phát triển kinh tế tiềm năng cho người dân trên địa bàn.
Quỹ học bổng Vừ A Dính

Quỹ học bổng Vừ A Dính "chắp cách ước mơ" cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức

Giáo dục - Duy Chí - 4 giờ trước
Bắt đầu thành lập từ năm 1999, sau 25 năm hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn 15 năm từ năm 2009 - 2024, Ban Điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính đã xác định mục tiêu hoạt động cho giai đoạn mới, đó là: Đầu tư hoạt động theo chiều sâu với nhiều mô hình nhằm góp phần xây dựng, tạo nguồn lực lâu dài, bền vững cho vùng DTTS và biển đảo, những vùng khó khăn, vùng phên giậu của Tổ quốc.
Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 27 - 28/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…gây ngập lụt trên diện rộng và nguy cơ sạt lở đất.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, công cuộc CĐS ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh CĐS là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc.
Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tin tức - Minh Anh - 5 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 4 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn từ năm 2021-2025, theo kế hoạch đến hết năm 2024 huyện tổ chức được 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Ở buổi học cuối cùng, cả giáo viên và học viên ở lớp dạy nấu ăn tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) dường như ai cũng như bận bịu hơn, nhưng không khí thì sôi nổi lắm! Học viên các nhóm cùng nhau chế biến những món ăn từ kiến thức đã được học trong hơn một tháng qua. Giáo viên ẩm thực Phạm Hồng Nam, người đứng lớp chia sẻ: Tới giờ này mỗi học viên đều sẵn sàng trở thành một đầu bếp, đó là điều mình hạnh phúc nhất rồi!
Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 6 giờ trước
Sáng 28/10, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị.
Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Tin tức - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Do hoàn lưu bão số 6 gây mưa lớn trên diện rộng, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nơi bị ngập lụt trong nước lũ. Tính đến sáng nay (28/10), toàn tỉnh Quảng Bình đã có hơn 16 nghìn ngôi nhà bị ngập lụt.