Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gặp ông chủ Homestay “Khám phá Y Tý”

Thanh Thuận - 06:59, 10/06/2024

Ở vùng đất Y Tý, huyện Bát Xát ( Lào Cai) có chàng trai dân tộc Hà Nhì - Phu Suy Thó đã mạnh dạn “bỏ phố về rừng” để phát triển du lịch cộng đồng (Homestay) từ ngôi nhà truyền thống của gia đình mình. Thó bảo, cách làm này sẽ bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc Hà Nhì, vừa tạo ra nét riêng, thu hút khách du lịch.

Toàn cảnh homestay “Khám phá Y Tý” của Phu Suy Thó tại Y Tý.
Toàn cảnh homestay “Khám phá Y Tý” của Phu Suy Thó tại Y Tý

Làm Homestay từ chính ngôi nhà của mình

Đến thôn Mò Phú Chải, xã Y Tý, huyện Bát Xát, được giới thiệu đến Homestay “Khám phá Y Tý” nhiều du khách cảm thấy bất ngờ trước những căn bungalow được xây dựng theo kiến trúc “nhà nấm” bằng đất độc đáo của người Hà Nhì giữa mênh mông núi rừng. Chủ nhân của khu Homestay này là Phu Suy Thó, chàng thanh niên dân tộc Hà Nhì sinh ra và lớn lên tại chính mảnh đất này.

Phu Suy Thó tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sau một vài năm làm việc tại Hà Nội, Thó đã quyết định trở về quê thực hiện ước mơ làm du lịch của mình. Thời điểm ấy, một số gia đình Hà Nhì đã phá bỏ nếp nhà đất truyền thống để xây nhà cao tầng kiên cố, trong khi đó, Thó lại giữ gìn ngôi nhà truyền thống của gia đình.

 Anh còn quyết định làm Homestay từ chính ngôi nhà đất cũ kĩ đó. Bởi theo Thó: “Nhà trình tường là kiến trúc truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Khi quyết định làm Homestay bằng nhà đất, tôi muốn giữ gìn, quảng bá, phát triển du lịch gắn với nét đẹp văn hóa dân tộc mình đến du khách bốn phương”.

Du khách lưu lại bức ảnh cùng vợ chồng Phu Suy Thó trước khi rời Homestay.
Du khách lưu lại bức ảnh cùng vợ chồng Phu Suy Thó trước khi rời Homestay

Homestay “Khám phá Y Tý” của Thó bắt đầu hoạt động từ năm 2018 trong ngôi nhà đất rộng, vốn là nơi sinh sống của bố mẹ anh. Thông thường, nhà trình tường của người Hà Nhì có tường dày, lợp 4 mái, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được mưa, gió. Tuy nhiên, nhà trình tường truyền thống có điểm hạn chế là diện tích chật hẹp, ít cửa sổ. Người Hà Nhì còn thường nấu ăn trong nhà nên nhà ám khói bếp, thiếu ánh sáng, ít khí trời… 

"Khi làm du lịch, mình cải tiến ngôi nhà đất có cửa sổ bé, không thoáng của gia đình bằng cách làm thêm cửa sổ to hơn, làm nhà vệ sinh khép kín, đầy đủ tiện nghi hơn", Thó chia sẻ.

Phu Suy Thó sưu tầm đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hà Nhì trang trí tại Homestay tạo nét riêng
Phu Suy Thó sưu tầm đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Hà Nhì trang trí tại Homestay tạo nét riêng

Thời gian đầu, do ít kinh nghiệm làm du lịch nên Homestay của Thó chưa có lượng khách ổn định, nhà Thó chỉ thỉnh thoảng đón hai, ba đoàn khách đến nghỉ. Do không có nhiều vốn để đầu tư bài bản, nên cứ có chút tiền, là Thó lại đầu tư vào việc tu sửa Homestay, mỗi lúc làm một ít. Vừa đón khách vừa tân trang dần dần.

 Thó trang trí bên trong Homestay những đồ dùng, vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người Hà Nhì, tạo nên những góc như bảo tàng thu nhỏ về văn hóa của dân tộc Hà Nhì. Qua thời gian, lượng khách đến Homestay nhà Thó cũng dần đông và ổn định hơn, đem lại thu nhập tốt cho gia chủ.

Ứng dụng công nghệ làm du lịch 

Từ năm 2021, khách đến Y Tý rất đông, nhu cầu của khách du lịch ngày càng nhiều hơn. Từ thực tế đó, Phu Suy Thó đã mở rộng quy mô Homestay của mình để có chỗ lưu trú cho nhiều khách hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách. Thu nhập của gia đình anh cũng dần tăng lên. 

Hiện khu Homestay "Khám phá Y Tý" có 1 nhà đất lớn phục vụ những đoàn khách đông và 8 bungalow nhỏ, cũng bằng đất theo kiến trúc nhà truyền thống của người Hà Nhì cho khách lẻ hoặc từ 2- 4 khách lưu trú. 

Tại những bungalow mới xây này, Thó cho làm cửa sổ rộng, lắp kính trắng để khách ở trong phòng có thể ngắm phong cảnh bên ngoài. Xung quanh bungalow, Thó trồng nhiều cây xanh và hoa, tạo không gian xanh mát mẻ. Đến chiếc cổng Homestay cũng được Thó dựng bằng đất, lạ và đẹp mắt để du khách check-in.

Phu Suy Thó trước căn bungalow bằng đất của mình.
Phu Suy Thó trước căn bungalow bằng đất của mình

Không chỉ làm nhà cho khách lưu trú, Thó còn phát triển các dịch vụ đi kèm như: Ăn uống với những món ăn đặc trưng núi rừng, tổ chức cho du khách tìm hiểu về cảnh quan, trải nghiệm văn hóa bản địa của người Hà Nhì, bố trí hát múa các làn điệu dân ca truyền thống...

Bên cạnh đó, Thó còn ứng dụng công nghệ vào làm du lịch. Thó thường xuyên dùng điện thoại thông minh chụp lại những hình ảnh phong cảnh, sinh hoạt, ăn uống… tại Homestay nhà mình lên trang Facebook cá nhân; cập nhật mọi thông tin, hình ảnh, dịch vụ tại Homestay của mình trên fanpage "Khám phá Y Tý" do anh lập ra. 

“Nhiều du khách biết đến Homestay nhà mình qua Fanpage. Khách du lịch trong nước và quốc tế đặt phòng Homestay nhà mình đều thực hiện qua ứng dụng Facebook, Zalo một cách thuận lợi, nhanh gọn. Công nghệ giúp ích rất nhiều ”, Phu Suy Thó cho biết.

Phu Suy Thó tâm sự, làm Homestay, điều Thó thích nhất là được nói chuyện với khách, được quảng bá văn hóa dân tộc Hà Nhì để mọi người biết đến nhiều hơn. Tuy vậy, để có được cơ ngơi Homestay với hệ thống bungalow mang bản sắc dân tộc Hà Nhì này, Thó đã phải tập trung toàn bộ tài sản của cá nhân và công sức của toàn gia đình, tận dụng tối đa các nguồn vay từ bạn bè và ngân hàng.

Trò chuyện với Thó, tôi còn biết việc xây bungalow bằng đất theo kiến trúc truyền thống người Hà Nhì cũng không hề đơn giản, mà gặp phải không ít khó khăn, trải qua nhiều công đoạn rất mất thời gian và tốn nhiều nhân lực. Từ lúc xây đến lúc hoàn thiện mất vài tháng, sau đó phải chờ khoảng 6 tháng cho tường đất khô mới có thể ở được. 

Mỗi căn bungalow bằng đất khi hoàn thiện có chi phí khoảng 100 triệu đồng. Trong khi xây nhà bằng gạch thì chi phí rẻ hơn và chỉ mất 2 tháng có thể hoàn thiện để đón khách. Tuy vậy, Thó vẫn kiên trì với quyết định giữ bản sắc truyền thống của mình.

Du khách xem các cô gái Hà Nhì biểu diễn văn nghệ tại Homestay “Khám phá Y Tý” của Thó
Du khách xem các cô gái Hà Nhì biểu diễn văn nghệ tại Homestay “Khám phá Y Tý” của Thó

Khách nghỉ ở Homestay nhà Thó, ngoài được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị núi rừng còn được xem các cô gái Hà Nhì biểu diễn những điệu múa mang bản sắc dân tộc mình. Ngoài ra, Thó còn trở thành hướng dẫn viên cho du khách đi leo núi, khám phá các điểm chụp ảnh đẹp ở Y Tý, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa dân tộc Hà Nhì.

Chia sẻ quyết định bỏ phố về quê làm du lịch của mình,Thó vui vẻ nói: “Vì mình yêu quê hương, yêu bản sắc văn hóa của dân tộc. Kinh doanh du lịch cũng là môi trường để mỗi thanh niên tự lực phấn đấu, phát triển bản thân hơn. Khi làm việc này, tôi cảm thấy vui khi mỗi ngày đều được làm việc, và công việc này lại góp phần xây dựng bản làng Y Tý ngày càng đẹp hơn trong cộng đồng, du khách”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Sáng 3/7, tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết) và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tại buổi tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ vào chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Nhật Bản triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của Nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Thủ tướng: Vietnam Airlines cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối Việt Nam - Hàn Quốc

Thủ tướng: Vietnam Airlines cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối Việt Nam - Hàn Quốc

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 3/7, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng và chào đón hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc của hãng hàng không Vietnam Airlines.
Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Photo - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Dân tộc Gié Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Gié Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Tin tức - Hương Trà - 11 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.