Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Tháo gỡ vướng mắc, tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn (Bài 3)

Mỹ Dung - 14:15, 03/07/2024

Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó có chính sách phát triển trồng rừng gỗ lớn và cây bản địa trên địa bàn..., chính quyền địa phương, các ngành liên quan tỉnh Quảng Ninh đã rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung những quy định, cơ chế chính sách đặc thù phù hợp thực tiễn nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia trồng rừng gỗ lớn.

Lãnh đạo huyện Ba Chẽ cùng Hội nông dân huyện ra quân lễ phát động trồng rừng gỗ lớn
Lãnh đạo huyện Ba Chẽ cùng Hội Nông dân huyện ra quân Lễ phát động trồng rừng gỗ lớn

Vào cuộc tháo gỡ khó khăn 

Theo thông tin từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh, triển khai Nghị quyết 337, thực hiện thí điểm tại 2 địa phương (huyện Ba Chẽ và TP. Hạ Long), với tổng nguồn vốn ủy thác cho vay 26,4 tỷ đồng. Căn cứ vào danh sách được phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp cùng chính quyền địa phương và các tổ chức hội nhận ủy thác, rà soát các chủ rừng đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để triển khai thực hiện cho vay. Tính đến 31/5/2024, đã hỗ trợ cho 267 chủ rừng vay vốn số tiền 11,5 tỷ đồng, để đầu tư trồng rừng gỗ lớn với diện tích trồng được trên 550ha, dư nợ hiện nay 10,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cũng nhìn nhận, với hàng loạt khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn triển khai ở các huyện thí điểm như: Việc trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa có chu kỳ kinh doanh trên 10 năm, nên có thể gặp rủi ro như cháy rừng, thiên tai; Mức hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn loài cây dổi xanh, lim xanh, lát hoa còn thấp so với chu kỳ trồng rừng; đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 337 hiện nay chỉ là hộ gia đình, cá nhân; 

Đã xuất hiện tình trạng một số loài sâu bệnh hại trên diện tích rừng trồng tập trung cây lim, dổi, lát; công tác quản lý thực hiện trồng rừng gỗ lớn gặp nhiều khó khăn do lực lượng chuyên ngành mỏng, phải làm nhiều việc trong khi không có chế độ hỗ trợ... đã ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ rừng khi muốn mở rộng diện tích trồng rừng; cũng như chưa thu hút được người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn.

Theo ông Vũ Duy Văn, thực tế này cũng đã được người dân và các huyện thí điểm trồng rừng gỗ lớn như Ba Chẽ; TP. Hạ Long phản ánh; Đồng thời, đề xuất với tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tham mưu để UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết 337. 

Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ kiểm tra hiệu quả trồng rừng gỗ lớn tại xã Nam Sơn
Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ Nguyễn Thành Long (người ở giữa) kiểm tra hiệu quả trồng rừng gỗ lớn tại xã Nam Sơn

Ông Văn cho hay, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tham mưu cho tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, xác định phân vùng trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn của tỉnh, cụ thể đến từng địa phương, rà soát diện tích chồng lấn về rừng và đất lâm nghiệp, có tranh chấp để có những giải pháp xác định phạm vi, đối tượng cũng như ranh giới để thực hiện chính sách hiệu quả hơn. 

Cùng với đó, rà soát các quy định của Trung ương và kết quả của tỉnh Quảng Ninh để đánh giá, đề xuất chính sách trong giai đoạn tới, đề xuất Hội đồng Nhân dân tỉnh và các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo đồng bộ các quy định của Trung ương, chỉ đạo của tỉnh để không gây khó khăn và chồng chéo trong quá trình thực hiện, đảm bảo hiệu quả và có tính khả thi cao.

Điều chỉnh chính sách đặc thù trồng rừng gỗ lớn

Mới đây, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có Tờ trình số 575 -TTr/BCSĐ ngày 13/6/2024 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (thay thế Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021).

Việc trồng các loại cây gỗ lớn vừa nâng cao giá trị rừng, đồng thời còn góp phần bảo vệ đất đai, khí hậu, tài nguyên nước
Việc trồng các loại cây gỗ lớn vừa nâng cao giá trị rừng, đồng thời còn góp phần bảo vệ đất đai, khí hậu, tài nguyên nước

Theo đó, sẽ áp dụng Nghị quyết 337 trên địa bàn toàn tỉnh; đối tượng được hỗ trợ không chỉ là hộ gia đình mà còn hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), lực lượng vũ trang, tổ hợp tác từ hai gia đình trở lên; mức hỗ trợ giống từ 15 triệu đồng lên 20 triệu đồng/ha; vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách từ 20 triệu đồng/ha lên 30 triệu đồng/ha và còn nhiều điều chỉnh, bổ sung quy định khác phù hợp với thực tế, cũng như tháo gỡ vướng mắc..

Phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 7/2024 mới đây, ông Hoàng Trung Kiên, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng đã nhấn mạnh, việc xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (thay thế Nghị quyết số 337/2021) có nhiều điểm khác, ưu việt hơn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại để đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.

Hi vọng khi Nghị quyết 337 được điều chỉnh, bổ sung nội dung theo đề xuất của các địa phương, thì diện tích trồng rừng gỗ lớn sẽ tăng lên, góp phần phấn đấu đến năm 2025  toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 5000ha lim, lát, dổi và 50% số hộ dân miền núi, hộ DTTS sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa; bảo đảm cho khoảng 60 đến 70 nghìn người có việc làm, với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng..., theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TU đã đề ra.

Mục tiêu tỉnh Quảng Ninh đặt ra đến năm 2025 sẽ tăng giá trị sản xuất từ rừng bình quân đạt 8%/năm, tăng trưởng khoảng 5,5%/năm, năng suất rừng trồng từ 10m3/ha hiện nay lên 15m3/ha giai đoạn 2022-2025, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng bình quân khoảng 400.000m3/năm, sản lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu từ 3.500 tấn/năm như hiện nay lên 4.000 tấn/năm giai đoạn 2022-2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều tối 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam , thủ đô Paris. Tham dự cuộc gặp có hơn 100 đại diện kiều bào đang sinh sống, lao động và học tập tại Pháp, đại diện Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp .
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (theo giờ địa phương) tại Paris, Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Mauritania tại Paris

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Mauritania tại Paris

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Tại cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống Mauritania đánh giá Việt Nam là tấm gương thành công cho các nước châu Phi, tin tưởng Việt Nam sẽ là cầu nối tích cực cho hợp tác AU-ASEAN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự trao giải thưởng Doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự trao giải thưởng Doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chiều 5/10 (giờ địa phương), tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ (FFA) trao giải thưởng Doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu cho Tập đoàn FPT Việt Nam và Công ty Made For A Woman, Madagasca.
Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thời sự - PV - 22:55, 05/10/2024
Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Thời sự - PV - 21:30, 05/10/2024
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), ngày 5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd.
Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Thời sự - PV - 21:25, 05/10/2024
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thời sự - PV - 21:15, 05/10/2024
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), chiều 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Thời sự - PV - 17:30, 05/10/2024
Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng 5/10 (theo giờ địa phương), tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu ở các nước trong cộng đồng khối Pháp ngữ.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Phương Nghi - 14:56, 05/10/2024
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.