Kinh tế -
Mỹ Dung -
14:15, 03/07/2024 Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó có chính sách phát triển trồng rừng gỗ lớn và cây bản địa trên địa bàn..., chính quyền địa phương, các ngành liên quan tỉnh Quảng Ninh đã rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung những quy định, cơ chế chính sách đặc thù phù hợp thực tiễn nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia trồng rừng gỗ lớn.
Lợi ích của trồng rừng gỗ lớn không chỉ là giá trị kinh tế cao mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường. Dù nhà nước đã có chủ trương khuyến khích người dân phát triển trồng rừng gỗ lớn nhưng hiện nay vẫn là bài toán khó.
Kinh tế -
Mỹ Dung -
10:15, 01/07/2024 Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị Quyết 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, nâng cao chất lượng nước và ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt góp phần tạo sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân vùng cao, vùng DTTS. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn, cả người dân và cơ sở đều đang gặp nhiều vướng mắc, cần phải có sự điều chỉnh để cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn hơn.
Kinh tế -
Mỹ Dung -
11:10, 02/07/2024 Tìm hiểu từ thực tế, hầu hết người dân cũng đã nhận thức được việc phát triển rừng gỗ lớn, khai thác, chế biến lâm sản từ rừng, không những đem lại thu nhập cao, cải thiện kinh tế mà còn có cơ hội tích lũy làm giàu bền vững. Thế nhưng, khi tiếp cận chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, người dân và địa phương khi triển khai đều gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khiến họ không còn mặn mà với việc tham gia trồng rừng gỗ lớn.
Mặc dù diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện Minh Hóa (Quảng Bình) hàng năm đều tăng, nhưng chủ yếu là cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ... nên giá trị kinh tế thấp. Nhằm phát huy ngày càng cao lợi thế đất trồng rừng, từ cuối năm 2017 đến nay, huyện Minh Hóa đã tăng cường tuyên truyền vận động, khuyến khích nhân dân thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hoá rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn tại 16 xã trên địa bàn huyện.