Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trống đồng và múa thiêng trong nghi thức tang ma của người Lô Lô đen

Phạm Thị Phương Thái – Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) - 09:00, 15/01/2025

Bản sắc của một dân tộc được phản ánh bởi nhiều yếu tố. Đối với người Lô Lô đen, dấu hiệu nhận diện bản sắc dân tộc không thể bỏ qua những yếu tố đặc trưng trong nghi lễ tang ma. Trong đó, độc đáo nhất là trống đồng và tang vũ.

Mặt trước cặp trống đồng của người Lô Lô đen
Mặt trước cặp trống đồng của người Lô Lô đen

Với đồng bào Lô Lô đen, trống đồng là bảo vật linh thiêng, là yếu tố tiên quyết trong tang ma. Nhạc khí này chỉ được phép xuất hiện duy nhất trong đám tang thường ngày, nó được cất giữ như một báu vật quý giá, linh thiêng của dòng họ… Khi trong dòng họ có người mất, thầy cúng phải đến làm lễ xin phép tổ tiên, gọi hồn trống để đem trống đồng ra dùng trong tang lễ. Nếu dòng họ nào không có trống đồng, sẽ phải làm lễ mượn của dòng họ khác. Khi đó, tang chủ đem tới một đôi gà để cúng tổ tiên của dòng họ đó, rồi mới được phép rước trống về làm đám.

Một bộ trồng đồng gồm: Trống cái (đường kính là 60cm, cao 22cm) và trống đực (đường kính là 56 cm, cao 24 cm). Trống có bốn quai, bố trí thành hai cặp đối xứng qua trục thân. Chính giữa mặt trống là hoa văn hình ngôi sao 12 cánh, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. 

Hình tròn giữa mặt trống là hình mặt trời, các đường hoa văn xung quanh là các hành tinh vây quanh mặt trời. Khi đánh, trống đực bao giờ cũng được treo bên phải, trống cái treo bên trái. Hai đầu dây buộc vào từng quai của hai chiếc, treo lên xà nhà. Hai trống buộc quay mặt vào nhau với khoảng cách là 30 cm.

 Người đánh trống dùng cùi trống bằng củ chuối, hoặc củ dáy dài khoảng 15 - 20 cm. Cũng có khi là một cây tre nhỏ bằng ngón tay cái người lớn dài 40 cm, một đầu bọc một miếng vải chàm, bên ngoài dùng miếng cao su buộc chắc chắn tròn như một hòn sỏi để gõ vào hai mặt trống đực và trống cái. 

Ngoài ra, còn sử dụng một thanh tre trẻ nhỏ, dài khoảng 40 cm. Khi gõ, trống bố trước, trống mẹ sau. Tay phải cầm dùi to lia vào 2 mặt trống đực và cái, còn tay trái cầm thanh tre dẹt bật ngang vào tang trống đực và tạo ra ba tiết tấu cùng lúc.

Múa trong nhà trong Lễ ma tươi của người Lô Lô đen
Múa trong nhà trong Lễ ma tươi của người Lô Lô đen

Điệu trống khá phong phú. Ngoài tiếng trống có tính chất hiệu lệnh, thông báo, cẩn cáo, chủ yếu là trống dẫn múa. Theo người già kể lại, trước đây, theo tập quán nguyên thủy, người Lô Lô đen có đến 36 điệu múa trong đám tang. Theo đó, người đánh trống trong nghi lễ tang ma phải hết sức linh hoạt theo tiến trình, nghi lễ của đám ma và phải đảm bảo nguyên tắc là tiếng trống tương ứng với từng điệu múa. Mỗi bước di chuyển của điệu múa đều phải theo nhịp trống, điệu trống. Chủ yếu là nhịp chẵn 2/4 4/4.

Trong đám ma tươi, sau khi thông báo trong họ, trong bản có người mất, ông trưởng họ của tang chủ sẽ mổ một con bò của gia đình, rồi mới được treo cặp trống đồng lên xà nhà. Tiếng trống nổi lên, cũng là lúc con cháu tập trung đông đủ tại nhà tang chủ. Lúc này, các điệu trống diễn tấu bắt đầu.

 Theo thầy mo Chi Văn P. (thôn Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng), thời xa xưa, đám ma tươi và ma khô của người Lô Lô đen từng có hàng chục điệu trống phù hợp với sự phong phú của những điệu múa. Tuy nhiên, đến nay, gần như chỉ còn tồn tại vài bài, với các động tác cơ bản theo nhịp di chuyển, dậm chân, lắc tay..., mô phỏng hoạt động sinh hoạt của cư dân nông nghiệp như hái cỏ, xé bông, gặt lúa, bẻ ngô, sàng gạo… 

Múa trong đám ma tươi, người dẫn đầu phải là người con trai trưởng. Nếu không có con trai trưởng, có thể là con rể cả hoặc cháu trai trưởng của dòng họ. Người này mặc áo truyền thống và bắt buộc đội nón lá (hú tế). Tất cả mọi người cùng múa theo tiếng trống và di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Giữa những lần trống nghỉ, con cháu và họ hàng có thể khóc để tỏ bày thương tiếc người đã mất, nhưng không ồn ào, ầm ĩ.

Người dẫn đầu đoàn múa
Người dẫn đầu đoàn múa - thầy mo Chi Văn P. (thôn Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng)

Sáng hôm sau, trước khi thực hiện nghi thức đưa tiễn và chôn cất, người Lô Lô đen tiếp tục múa ngoài sân. Tuy nhiên, khác với múa trong nhà, lúc này, tất cả những người tham gia bắt buộc phải mặc trang phục truyền thống, chỉnh tề. Người phụ nữ có thêm áo khoác ngoài, khăn đội đầu và mảnh vải hoa dài quấn quanh cặp quần trở xuống cùng trang sức lộng lẫy. Dẫn đầu, vẫn là con giai trưởng hoặc con rể cả, cháu giai của dòng họ, với trang phục sặc sỡ và nón lá đội đầu. Cả đoàn thực hiện múa khoảng ba lần, theo điệu trống, lúc nhanh, dồn dập, khi khoan thai, chậm rãi. Mỗi lần chừng 30 phút. Sau khi chôn cất người đã mất về ăn cơm xong, họ lại múa ba lần liên tiếp để chờ các ông cậu về đủ, bàn đám ma khô, khi đó, lễ ma tươi mới được coi là kết thúc.

Theo tín ngưỡng của người Lô Lô đen, đám ma tươi chỉ là nghi lễ đưa tiễn người quá cố về phần xác. Sau đám ma tươi, linh hồn vẫn còn vương vấn, không nỡ dứt lìa trần gian. Đến lễ ma khô mới là lúc chính thức đưa tiễn linh hồn của người mất về thế giới bên kia, chuẩn bị bắt đầu một cuộc sống mới. Bởi vậy, lễ ma khô được coi trọng hơn lễ ma tươi. Nghi thức cúng tế, vật cúng được chuẩn bị cầu kỳ, tốn kém hơn. Thế nên, từ lễ ma tươi đến lễ ma khô có thể cách xa từ 1 đến 3 năm, khi tang chủ có đủ điều kiện.

Múa ngoài sân trong Lễ ma khô của người Lô Lô đen
Múa ngoài sân trong Lễ ma khô của người Lô Lô đen

Cũng như lễ ma tươi, lễ ma khô không thể vắng tiếng trống và điệu múa. Hoạt động nhảy múa lần này có phần còn đông vui và nhộn nhịp hơn. Bởi người Lô Lô đen quan niệm, lễ ma khô là cuộc trở lại của linh hồn về thăm con cháu, để sau đó chính thức lìa bỏ trần gian, chuẩn bị cho cuộc sống mới ở thế giới khác. Con cháu, họ hàng nơi dương thế chuẩn bị hành trang cho linh hồn bằng việc hiến tế đủ đầy, cầu kỳ và tốn kém với rất nhiều vật nuôi.

 Về cơ bản, việc nhảy múa và gõ trống đồng trong lễ cúng ma khô cũng giống như khi cúng ma tươi. Khác chăng, chỉ là cách thức và vị trí đặt trống (đảo ngược, trống đực treo bên trái, trống cái treo bên phải). Họ vẫn thực hiện múa trong nhà (vào đêm trước diễn ra lễ chính) và múa ngoài sân (trước khi làm lễ hiến tế). 

Trong lễ ma khô, con trai trưởng, hoặc con rể cả của người quá cố, cháu trưởng của dòng họ phải mặc áo mầu sặc sỡ, đầu đội khăn có cắm ba chiếc lông công, hoặc đội nón, dẫn đầu đoàn múa. Theo sau, là các con trai thứ, rồi đến con gái. Con gái trưởng phải lấy áo trùm lên đầu, một vai đeo túi vải, vai kia vác khúc gỗ được bọc bằng vải các màu.

Lần làm ma thứ hai này, không còn tiếng khóc than tiếc người đã mất, chỉ còn lại âm thanh rộn ràng, hối thúc, oai linh của trống đồng và những bước chân uyển chuyển nhịp nhàng cùng lời hát dân ca của con cháu, họ hàng, thôn bản. Họ quan niệm, sau khi làm ma tươi, người chết vẫn còn vương vấn cõi trần, vẫn ở cạnh con cháu. Chỉ khi nào làm xong ma khô, vong linh người quá cố mới thật sự thoát khỏi thế giới của người sống, đi theo tổ tiên, bắt đầu một hành trình mới.

Không chỉ mang giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu,trống đồng và tang vũ trong nghi lễ tang ma của người Lô Lô đen còn phản ảnh rõđời sống tâm linh cùng quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan của họ.Tiếng trống rộn ràng, oai linh, dội rừng thẳm cùng vũ điệu nhịpnhàng mô phỏng những động tác trong lao động sinh hoạt, dường như giảm bớt sự đau buồn, mất mát, tăng thêm ấm áp tình người, đạo lý.

 Với người Lô Lô đen, cái chết không phải là dấu chấm hết. Đó là sự bắt đầu một hành trình mới, ở một thế giới khác.

*Bài viết là sản phẩm của Đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình sinh kế gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống cho cộng đồng một số DTTS có điều kiện khó khăn khu vực miền núi phía Bắc”. MS: ĐTCB.UBDT.05.22.24

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.