Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

PV - 10:06, 16/12/2020

Tối 15/12, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương dự Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: TTXVN
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: TTXVN

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, ngành công thương đã không ngừng lớn mạnh. Trong 5 năm gần đây, chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân tăng 9,5%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 11,5%/năm. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành công thương đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,1%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 254,9 tỷ USD, trong đó, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 4 tỷ USD, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước.

Từ những kết quả trên, Phó Chủ tịch nước biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao công lao, tài năng của các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Các nghệ nhân không ngừng tiếp nối, truyền nghề cho thế hệ sau mà còn bảo tồn, giữ gìn và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc, góp phần đưa các sản phẩm thủ công mang thương hiệu Việt Nam đến với thế giới như thêu, gốm sứ, kim hoàn, sơn mài, khảm trai, chạm bạc, điêu khắc gỗ, đúc đồng, tranh Đông Hồ…

“Các nghệ nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" là những người được trao truyền, lưu giữ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đồng thời luôn nỗ lực để duy trì, phát triển nghề, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”, Phó Chủ tịch nước nêu rõ.

Phó Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cần triển khai sâu rộng, thiết thực các hoạt động hỗ trợ, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gắn với các chương trình quốc gia như: Khuyến công, xúc tiến thương mại, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… nhằm nâng cao thương hiệu, quảng bá sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy vai trò của các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong việc giữ gìn và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Ảnh: TTXVN
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Ảnh: TTXVN

Phó Chủ tịch nước mong muốn, các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ, nghiên cứu đổi mới, sáng tạo các sản phẩm tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Các nghệ nhân góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, truyền cảm hứng và trao truyền nét tinh hoa và giá trị nghệ thuật cho thế hệ trẻ, gửi đi thông điệp hòa bình, hữu nghị, giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật của đất nước, con người Việt Nam đến các nước trên thế giới.

Cùng với những thách thức đan xen các cơ hội khi triển khai hàng loạt hiệp định thương mại tự do đa phương trong thời gian tới, Phó Chủ tịch nước tin tưởng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng sẽ nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, không ngừng phát triển bền vững.

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: Các nghệ nhân được phong tặng, truy tặng lần này là những nghệ nhân có nhiều cống hiến, tâm huyết, tận tụy với nghề; có kỹ năng, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt trong thiết kế, kỹ thuật chế tác làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế và mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ cho các nghệ nhân phát huy tài năng, phát triển tinh hoa nghề nghiệp, giữ gìn và trao truyền giá trị nghề thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại quốc gia…; đề xuất giải pháp hỗ trợ, hình thành liên kết sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo chuỗi giá trị bền vững gắn với quảng bá, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của các vùng, miền.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” cho 5 cá nhân, danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 72 cá nhân.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong những năm qua, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ; trở thành lực lượng quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường, sinh thái của đất nước. Trong đó, ngành thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng, góp phần đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của đất nước.

Đến nay, cả nước có gần 66.000 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có 81 làng nghề được công nhận. Khoảng 11 triệu lao động tham gia vào các nghề truyền thống, với thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2 lần so với lao động thuần nông. Các nghề thủ công mỹ nghệ có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế, đời sống của nhân dân. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ góp phần phát triển ngành du lịch, mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Thời sự - PV - 3 phút trước
Nhấn mạnh định giá đất là vấn đề khó nhất trong tài chính đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Luật Đất đai phải quy định cụ thể về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 4 phút trước
Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Bảo Thắng là huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Với phương châm xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, hiện nay, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn giai đoạn 2022-2025. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự đồng thuận của người dân thì đây chính là động lực để địa phương tiếp tục phấn đấu.
Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang là vẫn đề nóng đối với các địa phương trong cả nước. Bằng nhiều giải pháp, cách làm, tỉnh miền núi Lào Cai đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng còn những vướng mắc nhất định, đòi hỏi sớm được tháo gỡ để đạt mục tiêu đề ra.
Những niềm tự hào Việt Nam ở ASEAN Para Games 12

Những niềm tự hào Việt Nam ở ASEAN Para Games 12

Thể thao - Giải trí - PV - 3 giờ trước
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN ASEAN Para Games 12) sẽ chính thức khép lại tối 9/6. Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã trải qua một kỳ đại hội thành công ngoài mong đợi.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Đã thành thông lệ, vào tháng 4 (Âm lịch) hằng năm, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) trở thành điểm hẹn trẩy hội của hàng triệu du khách thập phương. Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.
Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài

Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Vinamilk- Công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực khai thác các cơ hội để mở rộng kinh doanh tại các thị trường quốc tế, thông qua hoạt động đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
Mùa vàng nơi “chảo lửa”

Mùa vàng nơi “chảo lửa”

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Những thửa ruộng vàng óng, mây mẩy; tiếng máy gặt rền vang đồng trên bãi dưới… bức tranh ngày mùa như hối hả hơn dưới cái nắng gay gắt của vùng “chảo lửa”. Trung Bộ được mùa lúa Xuân.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Những điểm thí sinh cần lưu ý

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Những điểm thí sinh cần lưu ý

Giáo dục - PV - 4 giờ trước
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2023-2024 diễn ra ngày 10 và 11/6/2023. Có nhiều điểm thí sinh cần lưu ý trước và trong kỳ thi. Đặc biệt, thí sinh cần lưu ý đến đúng giờ, bởi nếu quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, thí sinh sẽ không được tham dự buổi thi đó.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Bulgaria

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Bulgaria

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 9/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp bà Marinela Petkova, Đại sứ Bulgaria, đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.