Thời gian vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn kêu cứu của hàng chục hộ đồng bào dân tộc Mông ở xóm Nà Ca, thị trấn Pác Miầu và xóm Nà Héng, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng về việc thu hồi đất phục vụ cho thủy điện Mông Ân nhưng đền bù giá quá thấp, sai quy định. Cụ thể, công trình có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ, nhưng phương án, đền bù hỗ trợ chỉ vẻn vẹn hơn 5 tỷ đồng. Đáng nói, xung quanh phương án này còn nhiều khuất tất chưa được làm rõ.
Một vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra trên địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã cướp đi sinh mạng của 4 em học sinh.
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Pom Hán nằm ở phường Bình Minh, TP. Lào Cai được UBND tỉnh Lào Cai cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 7/2011. Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn đang dang dở, tiềm ẩn nguy hiểm đến nhiều hộ dân sống ven khu dự án.
Năm 2015 và 2016, Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều bài viết phản ánh khiếu nại của 3 hộ nghèo ở xóm Núi, xã Tam Sơn bị UBND thị xã Từ Sơn thu hồi đất không đúng vì dựa vào một quyết định bị sửa chữa trái pháp luật. Sau khi Báo đăng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh vào cuộc. Tháng 10/2016, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã có kết luận về vụ việc và kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND thị xã Từ Sơn trả lại đất cho dân. Nhưng từ đó đến nay, vụ việc vẫn rơi vào im lặng...
Vừa qua, tại Trường Tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng khiến 6 người thương vong. Sự việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về công tác bảo vệ trường học ở miền núi hiện chưa được chú trọng.
Năm 2016, Công ty TNHH Vạn An đã xây dựng một trang trại gà ngay tại xóm Tân Lộc, xã Thạch Hạ TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, trong quá trình hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường. Trước thực tế này, người dân trong xóm đã nhiều lần kiến nghị di dời, chính quyền xã cũng đã yêu cầu Công ty chuyển trại gà đi nơi khác. Tuy nhiên, do chủ trang trại chậm trễ trong việc di chuyển, người dân đã có hành vi manh động dùng đá ném chết khoảng 1.200 con gà và khiến chủ trang trại phải nhập viện.
Thời gian gần đây, để tiện lấy gỗ nguyên liệu, nhiều cá nhân, chủ hộ, doanh nghiệp tự ý mở đường vào rừng thiếu quy hoạch, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, gây tình trạng sạt lở đất, đá xung quanh... Đáng lo ngại, việc kiểm tra, xử lý hoạt động này chưa được ngành chức năng và cấp chính quyền quan tâm.
Những vụ vận chuyển một vài bánh heroin, vài kg ma tuý có lẽ không còn khiến người ta phải giật mình, thay vào đó là các vụ vận chuyển hàng trăm bánh, hàng nghìn bánh heroin. Thậm chí, thời gian gần đây số lượng ma tuý thu giữ từ các chuyên án còn được tính bằng đơn vị tấn.
Những năm gần đây, ở các buôn làng vùng sâu huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, tình trạng tảo hôn đang “nóng” trở lại. Hủ tục này mang theo những câu chuyện buồn kéo dài và chưa có hồi kết.
Để nhường đất cho Nhà máy Thủy điện Đăkđrinh triển khai trên địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, hàng chục hộ dân đã phải di chuyển tới nơi ở mới ở làng Xô Luông, xã Đăk Nên, huyện Kon Plong. Thế nhưng, sau gần 10 năm tái định cư (TĐC) đời sống của các hộ dân vẫn sống trong cảnh túng quẫn, nghèo đói.
Thời gian vừa qua, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Trong đó, Báo Dân tộc và Phát triển số 1515, ra ngày 8/5/2019, có bài phản ánh: “Nhà máy nước Long Mỹ ngừng hoạt động do ô nhiễm nguồn nước: Cuộc sống của hơn 6000 hộ dân bị đảo lộn”.
Việt Nam là quốc gia có hệ thống đê điều rất lớn, với chiều dài khoảng 9.300km (gần 2.900km đê biển và 6.400km đê sông), trong đó có trên 2.700km đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông, được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lý hệ thống đê điều vẫn còn có các yếu tố chủ quan từ con người, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên lâu nay vẫn nóng về tình trạng khai thác đất-đá trái phép. Người dân đã nhiều lần phản ánh và cơ quan ngôn luận cũng đã nhiều lần lên tiếng, thế nhưng không hiểu sao, chính quyền địa phương vẫn “bình chân như vại”. Liệu có sự bao che, dung túng của cho các đối tượng khai thác tài nguyên, hủy hoại môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân?
Gần đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 24 tháng. Theo đó, nhiều người không khỏi “sốc” trước chế tài xử lý mạnh tay này.
Thời gian vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn thư của một số hộ dân bản Na Xén, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An về việc cán bộ xã can thiệp ép người dân bán đất nông nghiệp với giá rẻ mạt. Sự việc đang gây bức xúc dư luận.
Trong suốt một thời gian dài, Việt Nam tự hào có đội ngũ lao động trẻ, rẻ khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn ngoại ồ ạt đổ vào nhiều lĩnh vực. Thế nhưng tới nay, những lợi thế về thị trường lao động giá rẻ đã không còn phù hợp trước xu thế đầu tư phát triển đi vào chiều sâu.
Núi Mò O là di tích, thắng cảnh thuộc huyện An Nhơn và Phù Cát của tỉnh Bình Định. Từ bao đời nay, núi được xem như là “long mạch” của địa phương nên người dân luôn gìn giữ cẩn thận. Thế nhưng thời gian gần đây, di tích núi Mò O đang bị phá nát do các doanh nghiệp vào khai thác đất chở đi nơi khác khiến người dân bức xúc.
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Đăk Nông, hiện nay tổng số nợ đọng của các đơn vị trên địa bàn lên đến hơn 50 tỷ đồng. Trong đó nhiều đơn vị doanh nghiệp chây ỳ, để nợ đọng kéo dài với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Tình trạng trên đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Thời gian vừa qua, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục đến xử phạt hành chính, hình sự, song tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là trong vùng dân tộc và miền núi.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhiều năm liền, nhà máy thủy điện Tả Trạch ở Thừa Thiên-Huế của Tập đoàn Bitexco chây ỳ nộp tiền phí dịch vụ môi trường rừng với số tiền lên đến gần 3,6 tỷ đồng.