Người Mông ở Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã và đang cùng nhau “vượt khó” vươn lên, làm kinh tế bằng chính bản sắc truyền thống và sự cần cù vốn có. Đồng bào đã nhanh chóng thu hút du khách thập phương và sự quan tâm đầu tư của chính quyền để trở thành bản du lịch cộng đồng trong tương lai gần.
Thành phố Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô trong năm 2022.
Theo phản ánh của người dân, tại nhiều địa phương trên địa bàn Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) còn tồn tại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hoạt động ngay trong khu dân cư, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân đã nhiều lần, kiến nghị lên chính quyền địa phương, nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Lớp học xóa mù chữ xã Trịnh Trường (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) không đơn thuần chỉ là học chữ, học số mà đã trở thành “ngôi nhà thân thiện” để học viên và giáo viên cùng chia sẻ những hiểu biết về cuộc sống, về tình người, về những điều tốt đẹp mà Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào mình, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Giai đoạn 2021 - 2025, Sơn La là một trong những tỉnh có địa bàn đặc biệt khó khăn nhiều nhất cả nước, với 125 xã khu vực III và 1.449 bản đặc biệt khó khăn. Tỉnh xác định việc ưu tiên bố trí nguồn lực từ các chương trình, dự án, nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG) là giải pháp then chốt để giảm nghèo nhanh và bền vững vùng “lõi nghèo” của tỉnh. Trước thềm năm mới 2023, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Trung Dũng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, xung quanh nội dung này.
Là một tỉnh miền núi với hơn 53% dân số là đồng bào DTTS, Tuyên Quang đã và đang tập trung đẩy mạnh chính sách cấp và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, có thể tiếp cận việc khám chữa bệnh thuận lợi hơn và thay đổi thói quen, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình
Nhằm chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913-9/2/2023), tối 26/12, tại thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa- Du lịch Măng Đen 2022.
Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Phòng An ninh đối nội (PA02), Công an tỉnh tập huấn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động cho cán bộ, Người có uy tín, người dân các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn. Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào DTTS.
Với sự chủ động, sáng tạo cùng những giải giáp phù hợp của các địa phương, năm 2022, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Thanh Hóa, đã giúp nhiều vùng nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, từ đó, không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà còn tạo cơ hội cho người dân nơi đây phát triển kinh tế.
Ngày 25/12, Công ty Điện lực Sơn La (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) đã phối hợp tổ chức lễ đóng điện Trạm biến áp bản Ngoại, xã Chiềng Cọ, TP. Sơn La, chấm dứt tình cảnh bao năm qua, những hộ đồng bào dân tộc Thái nơi đây phải sống trong mối lo ngại với việc dùng điện không an toàn.
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và những mô hình sáng tạo, công tác tuyên truyền, vận động và PBGDPL đã góp phần giúp cán bộ và Nhân dân tiếp cận dễ dàng với các nội dung pháp luật hiện hành.
Với phương châm "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", trong những năm qua, ngoài việc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên địa bàn được phân công, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Huổi Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) còn luôn sâu sát cơ sở, ngày đêm bám nắm địa bàn để giúp đỡ chính quyền địa phương xây dựng cơ sở chính trị, giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Khánh Hòa nằm ở trung tâm của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Phát huy tiềm năng, lợi thế của mình, năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đã có bước bứt phá ngoạn mục khi 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng đầu 63 tỉnh, thành phố.
Bảo Lâm là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng, có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi những ngọn núi cao và nhiều khe suối. Năm 2022, huyện Bảo Lâm được giao số vốn 184 tỷ 151 triệu đồng, thực hiện 136 dự án, trong đó, vốn đầu tư phát triển 143 tỷ 334 triệu đồng, vốn sự nghiệp 40 tỷ 817 triệu đồng.
Khi màn đêm buông xuống, núi rừng phủ một màu thâm u trầm mặc, đó cũng là lúc lớp học tiếng Anh “không đồng” của thầy giáo người Raglay - Bo Bo Hồng Thịnh (xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học tỏa ra, cùng tiếng học bài ngân nga của các em nhỏ như làn hơi ấm giữa bao la núi rừng hùng vĩ.
Với ngành “công nghiệp không khói” của Khánh Hòa, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đang là một “mỏ vàng” nếu biết khai thác. Với việc triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn, Khánh Hòa đang hướng tới mục tiêu vừa bảo tồn, gìn giữ, đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng từ “mỏ vàng” này.
Với đặc thù là địa bàn vùng cao, Gia Lai có địa hình rộng, nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống. Bên cạnh đó, nhiều địa phương vùng DTTS, miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, đường sá cách trở. Song, với quyết tâm cao độ, Công an tỉnh Gia Lai đang ngày đêm nỗ lực, khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân (CCCD) cho người dân vùng đồng bào DTTS.
Triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, gọi tắt là (Chương trình MTQG DTTS&MN), trong năm qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm sớm đưa Chương trình mục tiêu quốc gia đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, là năm đầu tiên triển khai Chương trình, công tác tổ chức thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trao đổi về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 tỉnh Cao Bằng.
Giáo dục di sản văn hóa, là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của các trường chuyên biệt vùng DTTS và miền núi nhằm bồi đắp cho học sinh kiến thức cơ bản về truyền thống văn hóa các DTTS, giúp học sinh “có hiểu mới yêu” di sản văn hóa của cha ông mình. Hiện nay, việc đưa di sản văn hóa vào trường học đang được các địa phương vùng DTTS, miền núi nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên trong năm học.
Tối 17/12, tại điểm Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Hòa An, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với UBND huyện và Trường PTTH Nội trú huyện Hòa An tổ chức "Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2022".