Báo Dân tộc và Phát triển đã nhận được đơn thư của người dân xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trình bày về những bức xúc trong việc chia tiền và đất khai hoang trên địa bàn.
Mặc dù Chính phủ đã ra nghiêm lệnh về “đóng cửa rừng”, đồng thời ban hành quy định “không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt".
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hiện nay các xã vùng cao tỉnh Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là các tiêu chí như: môi trường, thu nhập, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo.
Theo Báo cáo Khảo sát quốc gia của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) tại Việt Nam và Tổng cục Thống kê thực hiện, hiện Việt Nam có 1,75 triệu lao động trẻ em, chiếm 9,6% số trẻ em. Do đó, vấn đề xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em (LĐTE) ở nước ta đặt ra nhiều thách thức, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Thôn Cao Thắng, xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nằm tách biệt, cách trung tâm xã chừng 3km. Để vào được nơi sinh sống của hơn 200 hộ dân với gần 1.200 nhân khẩu của thôn chỉ có một con đường duy nhất. Nhiều năm qua, cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn, khi UBND tỉnh Ninh Bình cấp phép cho một số doanh nghiệp vào khai thác đá trong khu vực gần nơi người dân sinh sống.
Năm 2017, hơn 45 hộ dân (chủ yếu là dân tộc Hrê) sống ở vùng có nguy cơ sạt lở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, huyện Minh Long, tỉnh Quãng Ngãi được bố trí về khu TĐC tập trung Đồng Tranh (cùng thôn). Theo đó, tháng 4/2018, dự án này hoàn thành và dự kiến bàn giao cho người dân vào cuối năm. Tuy nhiên, khi chưa kịp bàn giao thì bị trận bão lớn khiến cho khu TĐC này bị sạt lở nghiêm trọng...
Theo phản ánh của nhiều hộ dân xóm Trên, thôn Cang Gián, xã Trung Giang (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), hơn 10 năm trước, gia đình ông Nguyễn Quang Phương đầu tư xây dựng cơ sở nuôi thủy sản ở trên đồi đất cao. Tuy nhiên, do không đầu tư xây dựng xả thải đồng bộ nên đã gây nhiễm mặn ra môi trường xung quanh, đặc biệt nguồn nước sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Theo phản ánh của các hộ dân thôn 19 và 20 xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk, từ trước năm 2014, người dân thường qua sông E Mich bằng cây cầu tạm. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, đập Krông Buk Hạ được nâng cấp dẫn đến mực nước trên sông dâng cao, cầu tạm bị nhấn chìm. Vì vậy, để qua sông người dân phải đi bằng thuyền tự chế rất nguy hiểm.
Theo phản ánh của người dân, thời gian vừa qua tại các khu vực biên giới tỉnh Gia Lai, Kon Tum các xe ô tô “hết đát” bị các đối tượng buôn gỗ lậu sử dụng hoạt động. Tình trạng này gây mất an ninh trật tự cũng như tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân trong vùng.
Cả ngư dân và chủ cơ sở cá hấp sấy khô xuất khẩu ở huyện Giao Linh, tỉnh Quảng Trị đang điêu đứng vì cá nục, cá hố tươi đánh bắt về có giá quá thấp, còn sản phẩm cá khô xuất khẩu thì không bán được.
Năm 2013, Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia. Theo đó, diện tích bảo vệ Danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa là 749ha, nằm trong địa bàn 3 xã Lao Chải, Tả Van và Hầu Thào. Trong đó, khu vực bảo vệ cấp 1 (nghiêm ngặt) là 450ha (nằm chủ yếu ở xã Tả Van), khu vực bảo vệ cấp độ 2 là 298ha. Tuy nhiên, thời gian qua có rất nhiều công trình xây dựng của người dân xâm lấn di tích.
Thời gian gần đây, nhiều người, trong đó có không ít người DTTS sống ở vùng miền núi đã hình thành thói quen sử dụng các mạng xã hội. Ðây là môi trường thuận lợi để mọi người có thể tương tác, tâm sự, giãi bày, chia sẻ tâm tư tình cảm thể hiện quan điểm chính kiến của mình cũng như học hỏi lẫn nhau.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn cây thông hơn 30 năm tuổi, có đường kính gốc 20-40cm nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 24, đoạn qua các xã Ba Thành, Ba Cung, Ba Động, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị người dân đốn hạ không thương tiếc...
Nếu như trước đây, đa phần học sinh học xong THPT đều mong mỏi đỗ đại học, thì nay xu thế này đã dần có sự thay đổi. Tại các trường THPT, nhất là các trường ở vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ học sinh đăng ký xét tuyển đại học đang ngày càng giảm.
Lợi dụng mùa hè đông người thăm quan, các đối tượng “cò” đặc sản tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chèo kéo, mồi chài khách. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ mất uy tín của thành phố du lịch.
Thời gian vừa qua, tỉnh Nghệ An tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất của người dân để làm các dự án. Trong khi người dân bị thiếu đất sản xuất trầm trọng, không ít các dự án đó bị “treo”, đất bỏ không hoang hóa, lãng phí.
Trong các số báo: 1518, 1519, 1520, 1521 (ra các ngày: 17/22/24 và 29/5/2019), Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài phản ánh những “lỗ hổng” trong công tác quản lý rừng và đất rừng ở Đăk Nông, khiến rừng nơi đây liên tiếp “chảy máu”. Nhưng đằng sau những “lỗ hổng” này vẫn còn nhiều góc khuất cần được làm sáng tỏ; đặc biệt là vụ án “Hủy hoại rừng” ở huyện Đăk G’long có rất nhiều bất thường.
Theo phản ánh của người dân, thời gian vừa qua hồ Gò Miếu, xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có diện tích rộng 30ha (là một trong ba hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Thái Nguyên) bị ô nhiễm nặng nề, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân.
Thời gian vừa qua, tại nhiều địa phương, trong đó có vùng DTTS liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm ở trẻ em. Điều đáng nói, ngay cả khi trẻ đã biết bơi cũng không thoát khỏi đuối nước.
Nạn khai thác vàng trái phép tại xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã tồn tại hàng chục năm qua. Mặc dù, chính quyền địa phương và ngành chức năng nỗ lực truy quét, xử lý; nhưng các đối tượng “vàng tặc” vẫn lén lút hoạt động, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng xấu đến môi trường.