Trước nguy cơ sạt lở ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của người dân, thời gian qua, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã sắp xếp di dời 50 hộ dân trong vùng sạt lở của xã Trà Mai đến khu tái định cư. Để thực hiện việc này, chính quyền đã chuyển cả điểm trường mẫu giáo Long Bok đến nơi ở mới. Tuy nhiên, ở đây, điểm trường chưa được xây dựng khiến hàng chục cháu có nguy cơ phải bỏ học.
Năm 2013, Chính phủ phê duyệt “Đề án thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020”. Tại Quảng Ngãi, tỉnh đã chọn 15 trí thức trẻ, có trình độ tham gia chương trình về công tác tại 15 xã đặc biệt khó khăn của các huyện. Những đội viên này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng vấn đề đặt ra là sau khi đề án kết thúc, những trí thức trẻ này sẽ đi đâu, về đâu?
Trên địa bàn huyện Phong Thổ (Lai Châu) vẫn còn hàng trăm hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở, đá lăn,… Yêu cầu di dời các hộ dân là cấp thiết nhưng hiện địa phương chưa thực hiện được do chưa bố trí được kinh phí, chưa bố trí được mặt bằng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư…
Nguồn điện của huyện Như Xuân đang “kéo nhờ” từ trạm biến áp 110KV từ huyện Nông Cống, sang huyện Như Thanh và qua bao đồi núi nên rất chập chờn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất cũng như hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn của ông Trần Văn Viên, Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên An tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Nguyễn Văn Bản (SN 1963)-Phó Giám đốc Trung tâm thông tin, dữ liệu Biển và Hải đảo Quốc gia cùng ông Đặng Ngọc Thơm (SN 1964) - Phó Trưởng phòng Khai thác dữ liệu là cấp dưới của ông Bản. Đặc biệt, trong đơn ông Trần Văn Viên có nêu ông Phan Mạnh Thắng-Chánh Văn phòng Đảng ủy Tổng cục, Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng liên quan đến vụ việc.
Thời gian vừa qua, dư luận xã hội hết sức bức xúc trước sự việc sản phụ Vi Thị Y (33 tuổi) đang mang bầu 7 tháng bất ngờ đau bụng, có dấu hiệu chuyển dạ ngay trên xe của anh TA.N. Sau đó, lái xe N đã bỏ mặc chị Y tự sinh con trên vệ đường xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Sự việc đã khiến con của chị Y chết ngay khi sinh.
Thời gian gần đây, nhiều chị em phụ nữ, nhất là chị em ở nông thôn, miền núi thường tìm đến các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ giá rẻ ở thành phố. Thế nhưng, nhiều trung tâm mới chỉ được cơ quan chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ làm đẹp thông thường, chưa được cấp phép các hoạt động dịch vụ liên quan đến xâm lấn cơ thể trong lĩnh vực y học. Vì thế, nguy cơ rủi ro, biến chứng là rất cao.
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai), hàng chục cây cầu treo lớn nhỏ đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này đe dọa tính mạng và tài sản của người dân khi lưu thông qua cầu, nhất là trong mùa mưa lũ.
Những năm gần đây, người dân trong tỉnh Bình Định phát triển mạnh nghề trồng rừng, nhưng điều đáng nói là, nhiều người đã “xé rào”, trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp. Việc làm này vừa sai mục đích sử dụng đất, vừa để lại nhiều hệ lụy.
Ghềnh Ráng là di tích danh thắng cấp quốc gia của tỉnh Bình Định. Năm 2003 khu di tích này được UBND tỉnh Bình Định giao cho Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn-Quy Nhơn quản lý. Tuy nhiên, lợi dụng việc quản lý di tích doanh nghiệp đã xây dựng nhà hàng kiên cố nằm trong vành đai khu vực bảo vệ I.
Dự án Khu dân cư (KDC) Trà Sết do tỉnh Sóc Trăng thực hiện từ năm 2014-2016, nhằm hỗ trợ cho 200 hộ nghèo, hộ DTTS thuộc xã ven biển Vĩnh Hải (TX. Vĩnh Châu) an cư lập nghiệp vươn lên thoát nghèo, từng bước hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã ven biển. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm bàn giao nhà ở, đồng bào vẫn chưa nhận được đất sản xuất. Mặt khác, đất ở cũng chưa được làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Sau trận lũ kinh hoàng, hàng nghìn khúc gỗ bị trôi từ trên rừng về, nằm ngổn ngang khắp bờ sông và trong bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Thực tế này đòi hỏi, chính quyền địa phương cần có phương án xử lý số gỗ trôi nổi này một cách công khai minh bạch.
Nhu cầu việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Pác Nặm (Bắc Kạn) ngày càng tăng cao, nhưng do trình độ, tay nghề còn hạn chế nên họ khó có thể tìm kiếm một công việc phù hợp, thu nhập ổn định. Vì thế nhiều người đã chọn cách xuất cảnh trái phép, vào làm thuê cho các lâm nông trường, trang trại phía bên kia biên giới, dù biết đó là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo quy luật, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đến mùa mưa lũ. Thế nhưng, thời điểm này lượng lũ đổ về rất thấp, khiến cho các cấp chính quyền, người dân trong khu vực đau đầu vì tiếp tục phải đối diện với vấn đề sinh kế và hạn mặn…
Cầu tràn sông Quyền thuộc Dự án xây dựng tuyến đường nối các xã Thanh Lâm, Thanh Quân, Xuân Quỳ (huyện Như Xuân) được đầu tư năm 2008 từ nguồn vốn Trung ương. Vào những ngày nắng ráo, thì việc đi lại qua cầu tràn này rất thuận tiện, nhưng hễ khi trời mưa, lũ về, cầu tràn bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông. Khi đó, con đường độc đạo liên xã sẽ bị chia cắt, cô lập các xã với trung tâm huyện. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn cũng bị ngưng trệ.
Hiện nay, không chỉ người dân ở thành thị mà nhiều người ở vùng sâu, vùng xa cũng bị ảnh hưởng bởi những hệ lụy từ mạng xã hội. Đặc biệt là phụ nữ, những cô gái trẻ người DTTS sinh sống ở vùng DTTS, miền núi do nhẹ dạ, sẵn lòng tin người nên đã trở thành nạn nhân của tội phạm mạng... Có người trở về trong nỗi đau, sự tủi hổ, nhưng vẫn còn may mắn hơn bao cô gái khác bặt vô âm tín nơi đất khách quê người.
Những ngày qua, vùng biển Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi triều cường dâng cao, gây sóng lớn uy hiếp nhiều khu dân cư nằm sát biển. Đặc biệt, từ ngày 1-3/8, khu vực này sóng biển rất mạnh, đánh sập nhiều nhà dân ở xóm Khê Tân, thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê. Chính quyền địa phương và Nhân dân đã khẩn trương giúp đỡ các hộ dân có nhà bị sập di chuyển đến nơi an toàn.
Suốt một thời gian dài, người dân sống ven lòng hồ Thác Bà (thuộc địa phận 2 huyện: Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái) tiến hành đánh bắt cá bằng biện pháp xung điện. Tình trạng này đang tiềm ẩn nguy hiểm tới tính mạng của người dân cũng như môi trường xung quanh.
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 cũng như thời tiết mưa dầm khiến nhiều địa phương ở khu vực ĐBSCL sạt lở nghiêm trọng. Vấn đề này đòi hỏi chính quyền và người dân nâng cao cảnh giác cũng như cần phải có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn kêu cứu của gia đình bà Lại Thị Sang (sinh năm 1960, tại thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) về việc bà cùng người con nuôi bị người đàn ông sống cùng đánh đập, bạo hành dã man rồi bị đẩy ra khỏi mảnh đất đang ở, vốn là đất của bà bỏ tiền mua. Sự việc trên đang gây bức xúc dư luận tại địa phương.