Những ngày qua, tiếp tục chuỗi hoạt động “Cà Mau- Điểm đến 2022”, nhiều hoạt động đua tài từ các môn thể thao dân gian và hội thi ẩm thực đã diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia khám phá, trải nghiệm.
Nói đến bản Xiềng, người ta nghĩ ngay đến làng du lịch cộng đồng Pha Lài và cũng là làng dệt thổ cẩm nức tiếng ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Ở đó, có một người dù đã hưu trí nhưng vẫn không ngơi nghỉ, vẫn say sưa cùng bà con để làm nên một bản Xiềng ngày càng phát triển. Ấy là bà Ngân Thị Hà - Người có uy tín của bản.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, đội ngũ già làng, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, trở thành cầu nối gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân.
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), Đảng ủy, chính quyền xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai nhiều mô hình, cách làm nhằm tăng thu nhập cho người dân.
Năm 2022 được coi là năm Chuyển đổi số Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ để tạo bước đột phá. Thời gian qua, Tp. Phổ Yên (Thái Nguyên) đã tập trung các nguồn lực để từng bước chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, hướng tới hình thành một đô thị thông minh trong tương lai gần.
Người có uy tín trong cộng đồng DTTS thường là đàn ông đứng tuổi. Thế nhưng ở Nghệ An lại có đến hàng chục Người có uy tín là nữ, đặc biệt ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông có 5 Người có uy tín là những phụ nữ xuất sắc. Rất tiếc chúng tôi chỉ gặp được 3 người trong số họ, mà ai cũng “càng xin nghỉ thì phiếu càng cao”.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong công cuộc giải phóng tỉnh Gia Lai. Sau chiến tranh, kế thừa truyền thống anh hùng, Nhân dân xã Hà Đông lại tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Nghệ An đang trải qua những ngày khó khăn do mưa lũ hoành hành. Đã có những tuyến đê xung yếu bị vỡ, những hồ nước hàng triệu m3 bị rò rỉ… Nguy cơ mất an toàn từ hồ đập, đê điều đang nguy cấp hơn bao giờ hết.
9 tháng đầu năm 2022, mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng tập thể Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tập trung đổi mới, linh hoạt, sâu sát và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành; triển khai thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG). Xung quanh nội dung này, phóng viên (PV) Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Mường Nhé là huyện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, với 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Sau 20 thành lập, Mường Nhé đã vươn mình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Mường Nhé (20.10.2002-20.10.2022), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé về những thành tựu trong phát triển kinh tế trong những năm gần đây và những định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới.
Trong những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) luôn có sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ các cấp, các ngành, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Cùng với nguồn vốn vay chính sách cũng như ý thức tự vươn lên của đồng bào mà nhiều hộ gia đình nghèo nay đã thoát nghèo, hộ trung bình trở nên khá giả, góp phần cùng địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ngày 30/9, Tp. Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) vinh dự đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.
Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cho biết, trong hai ngày qua, tại tỉnh này có lượng mưa phổ biến từ 200 - 470 mm, đã gây tình trạng ngập lụt, sạt lở đất nhiều nơi.
Trên dặm dài dọc dãy Trường Sơn, thân phận người phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô bao đời nay chịu nhiều thiệt thòi bởi các hủ tục, tập quán lạc hậu. Có những người phụ nữ không cam chịu số phận, quyết tâm thoát khỏi bóng núi để học tập, làm việc và thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ người DTTS làm chủ được cuộc sống và bình quyền trong gia đình vẫn còn thấp.
Ông Hoàng Văn Thanh đã có 20 năm đảm nhận vai trò Trưởng ấp 7, xã Phú Tân, huyện Định Quán (Đồng Nai). Ngoài ra, ông Thanh còn là Người có uy tín trong đồng bào DTTS, Phó Bí thư Chi bộ ấp.
Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ DTTS với pháp luật” tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được thành lập năm 2017, với 30 thành viên. Sau 5 năm hoạt động, CLB đã phát huy vai trò trong việc giúp hội viên phụ nữ tìm hiểu kiến thức pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn xã nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng.
Luôn cần cù, nỗ lực không ngừng, ông A Diêu vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no trên mảnh đất quê hương. Năm 2021, ông được công nhận là Hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Với việc đưa vào trồng thử nghiệm thành công cây sâm Bố Chính ở xã Quảng Nhâm, vùng đồng bào DTTS ở A Lưới đã có thêm một loại cây trồng mới nhiều triển vọng.
Là huyện vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn với 77% dân số là đồng bào dân tộc Mông và 16% đồng bào dân tộc Thái sinh sống, những năm qua, tình hình vi phạm, tội phạm và tệ nạn trên địa bàn huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng.
Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đây là nhóm dân cư có tốc độ giảm nghèo chậm, luôn đứng trước nguy cơ tái nghèo.