Theo người dân phản ánh, hiện nhiều nắp đậy hệ thống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 47 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị hư hỏng nặng. Đặc biệt, tuyến đường tại địa bàn thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân), có nhiều đoạn rãnh thoát nước bị vỡ tấm đan, nắp đậy, như những chiếc "bẫy tử thần", gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông.
Những năm gần đây, với sự nỗ lực vào cuộc của cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các DTTS, xã Tủa Sín Chải (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã có bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Điều này giúp địa phương có thêm động lực vượt khó, vững bước xây dựng nông thôn mới.
Ngày 18/8, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (tỉnh An Giang) phối hợp Bảo tàng Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) khai mạc Trưng bày chuyên đề “Bác Tôn với miền Nam”, nhằm Chào mừng 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2022).
Ngày 17/8, Hội Nông dân tỉnh An Giang long trọng tổ chức Đại hội Tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, lần thứ XIX, giai đoạn 2019 - 2022. Đại hội kỳ này, tuyên dương 330 tập thể và cá nhân nông dân xuất sắc, đại diện cho hơn 86.000 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh trong 5 năm qua.
Các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 200 ha cây dong riềng, năng suất bình quân đạt 75 tấn/ha, tập trung ở các huyện: Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy... Hiện nay, phần lớn cây dong riềng được phát triển theo chuỗi liên kết từ trồng đến chế biến sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), là hai địa phương có quan hệ láng giềng thân thiết có chung đường biên giới, “uống nước chung dòng”, xây đắp trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp được tiếp nối từ truyền thống lịch sử và đang mở ra những cơ hội phát triển mới cho các địa phương của cả hai nước Việt Nam - Lào trong tương lai. Dấu ấn từ mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) và Viềng Xay (Lào) là minh chứng.
Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông Kon Yông Ha Bông (Bon Liêng Krắc 1, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông) là già làng, Người có uy tín, luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn và phát huy khối Đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của bà con.
Bình Thuận hiện có 34 DTTS, chiếm trên 8,3% dân số toàn tỉnh. Vùng đồng bào DTTS được tỉnh xác định là khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Chính bởi vậy, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Tháng 8 này, đến với núi rừng Bắc Trà My, bạn sẽ được thưởng thức các đội cồng chiêng tranh tài qua lễ hội cồng chiêng. Đây cũng là một trong những cách mà huyện Bắc Trà My khuyến khích đồng bào lưu giữ văn hóa truyền thống.
Ngay từ khi Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có các văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG), cơ quan Thường trực Chương trình MTQG tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành triển khai các phần việc để tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Dự án thủy điện Hồi Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) được khởi công vào tháng 3/2010. Tuy nhiên, sau gần 12 năm xây dựng dang dở, hiện dự án vẫn phải "đắp chiếu" do thiếu vốn. Trong khi đó, nhiều công trình dân sinh chủ đầu tư đã cam kết với chính quyền địa phương vẫn chưa được thực hiện, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Hơn 20 năm trước, cây cao su chính thức được trồng trên các xã Bình Khương, Bình Minh, Bình Nguyên, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi)... Những tưởng loại cây công nghiệp được ví như “vàng trắng” thời bấy giờ sẽ giúp nông dân có được cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, tất cả đều vỡ mộng vì nhiều lý do. Người nông dân đành gác lại giấc mơ “vàng trắng” để chuyển sang cây trồng khác để mưu sinh.
Vùng Trường Sơn đại ngàn phía tây Quảng Nam là nơi lưu giữ văn hóa cồng chiêng, linh hồn của văn hóa làng các DTTS. Về với cộng đồng làng miền núi để khảo cứu cồng chiêng, không thể bỏ qua tri thức bản địa của già làng, họ chính là báu vật của văn hóa miền núi.
Sau hơn 3 năm triển khai Dự án “Sự tham gia nâng cao năng lực cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và thanh niên DTTS tham gia tích cực vào việc khởi nghiệp, ra quyết định KT-XH tại Yên Bái” đã được khẳng định, bước đầu làm thay đổi tư duy, định hướng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao năng lực, chủ động cho thanh niên nhất là thanh niên người DTTS trong phát triển KT-XH ở địa phương.
Đến thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), hỏi thăm về gương phụ nữ người Brâu chịu khó, cần mẫn lao động, làm kinh tế giỏi, tôi được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã giới thiệu về chị Nàng Thái.
Cùng với các hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng, việc quan tâm phát triển sản xuất cho đồng bào DTTS đã góp phần đưa công tác chính sách dân tộc của xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đạt kết quả cao.
Thời gian qua, nhằm giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, huyện Kbang (Gia Lai) luôn chú trọng đào tạo nghề nông thôn. Từ đó giúp người dân nâng cao trình độ kiến thức trong nhiều lĩnh như trồng trọt, chăn nuôi, sửa chữa máy móc,… hướng đến giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Tại xã Cẩm Tú, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa) có khu rừng lim nguyên sinh rộng gần 25ha, với hơn 1.230 cây lim xanh có đường kính 60-150cm tồn tại hàng trăm năm nay. Người dân xem đây là báu vật của bản nên ai ai cũng ra sức bảo vệ.
Huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã và đang nỗ lực phục hồi, giữ gìn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Hrê thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề về “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch”.