Thời gian qua, cùng với tình trạng sốt đất ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, là tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân là do đồng bào ở miền núi thiếu đất sản xuất, cuộc sống khó khăn, bị các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo phá rừng. Tình trạng này kéo dài, dai dẳng nhiều năm, các ngành chức năng cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết hiệu quả.
Nhờ thực hiện tốt chiến lược công tác dân tộc, ưu tiên nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa, cũng như các chương trình hỗ trợ từ Trung ương, mà chính sách giảm nghèo vùng đồng bào DTTS ở Bình Phước đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, về lâu dài, các chính sách cần đi vào thực chất hơn và có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ngành liên quan trong việc chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
Chăn thả, nuôi nhốt trâu, bò xung quanh nơi ở là tập quán lâu đời của các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh (Bình Phước). Thời gian qua, huyện đã tập trung tuyên truyền, hỗ trợ nguồn lực, triển khai di dời chuồng trại ra xa nơi ở, khu dân cư trong vùng đồng bào DTTS. Qua quá trình thực hiện cho thấy hiệu quả rõ nét khi ý thức của người dân được nâng lên.
Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có hơn 94.000 dân, trong đó có gần 50% là đồng bào DTTS, gồm các dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và người Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi) sinh sống trên địa bàn 21 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu ở 14 xã đặc biệt khó khăn.
Từng là “điểm nóng” về xung đột, tranh chấp đất rừng đến đổ máu, nhưng nay cuộc sống của người dân ở tiểu khu 1500 và 1504 xã Quảng Trực, Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã hoàn toàn đổi khác. Người dân liên kết với doanh nghiệp, chính quyền cùng quản lý, bảo vệ rừng, cuộc sống ngày càng ổn định và màu xanh của rừng đã ngày một xanh hơn.
Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã đến với chị em vùng cao, khi họ đào tạo năng lực khởi nghiệp, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ vốn vay... Từ đó, xuất hiện mô hình phụ nữ DTTS biết tính toán làm ăn và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Từ khi được bầu làm Người có uy tín của cộng đồng người Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai), ông Đô Hô Sên đã tìm cách bảo tồn và gìn giữ chữ viết của dân tộc bằng cách mở lớp dạy chữ Chăm cho các em nhỏ.
Việc triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong việc huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tại tỉnh Phú Thọ đã góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân, từng bước giảm nghèo bền vững, đặc biệt đã thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Trên cơ sở những kết quả tích cực đạt được trong giai đoạn 1, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025”.
Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số bắt nhịp cùng sự phát triển chung, thành phố Hạ Long đã tập trung đầu tư các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế; Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động, đổi mới tư duy của cán bộ và Nhân dân khu vực nông thôn. Những giải pháp này đã và đang góp phần rất lớn trong việc nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Đồng bào DTTS thôn Tân Lin, xã Tân Văn huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đang mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng dâu để nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều hộ dân đã làm giàu, thu nhập ổn định từ cây trồng tiềm năng này.
Giữa xưởng đan nhỏ trước hiên nhà, mùi mây, tre nứa phảng phất, tiếng cưa, tiếng chẻ nan lách cách... Suốt mấy chục năm qua, ông Trần Văn Thanh tổ 9, phường Tân Hà, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vẫn bền bỉ sáng tạo nên những sản phẩm mây tre đan độc đáo để phục vụ người tiêu dùng địa phương và du khách gần xa.
Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng đang được tỉnh Thừa Thiên Huế tích cực triển khai thực hiện. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.
Thời gian vừa qua, Bắc Giang là một trong những tỉnh thu hút đông đảo công nhân, trong đó có nhiều công nhân người DTTS, tới làm việc tại các nhà máy xí nghiệp. Tình hình an ninh trật tự tại các doanh nghiệp không kém phần phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực giải quyết từ cơ quan chức năng.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh Gia Lai đã xảy ra 17 vụ đuối nước làm 22 trẻ em tử vong. Đây là con số đáng báo động cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương và gia đình.
Sau 26 năm thu hồi đất để mở rộng Quốc lộ 1A, tại tỉnh Nghệ An, hàng trăm hộ dân đòi được bồi thường với số tiền lên đến hơn 1.500 tỷ đồng.
Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cơ quan, đơn vị đang xác minh để tham mưu UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân người đứng đầu một đơn vị sự nghiệp công lập không được bổ nhiệm lại, dù đáp ứng điều kiện theo quy định. Đó là trường hợp của ông Đa Văn Minh, Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Phú (viết tắt là Công ty Hòa Phú).
Trong những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Với nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp đã khuyến khích và tạo động lực cho đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thời gian gần đây, do tâm lý chủ quan khi dịch bệnh lắng xuống, nên nhiều người dân không đến tiêm Vắc xin phòng Covid-19, mặc dù đã được thông báo. Để tăng tỷ lệ tiêm chủng tại những vùng khó khăn, cán bộ tuyến cơ sở đã và đang phải nỗ lực từng ngày, từng giờ.
Dù người dân đã đến sinh sống từ hơn 10 năm trước, nhưng hạ tầng một số khu TĐC tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn đang rất dở dang. Những bất cập, khó khăn từ những hạng mục chưa hoàn thiện đang ngày ngày ảnh hưởng lớn đến việc đi lại cũng như sinh hoạt của người dân nơi đây.