Những năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được kết quả đó, là nhờ các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối hợp, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.
Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh. Với việc chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chiến lược về bình đẳng giới, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, nhất là ở vùng DTTS.
Nhằm vận động Nhân dân tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể triển khai hiệu quả nhiều mô hình “dân vận khéo”, qua đó tạo sự đồng thuận của người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Ngày 15/12/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ban hành Nghị quyết số 08 về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, giai đoạn 2020 - 2025 (Nghị quyết). Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, công tác giáo dục, đào tạo nghề đã đạt được những kết quả bước đầu khá tích cực, xuất hiện các mô hình kinh tế có quy mô lớn ở một số địa phương, góp phần tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, có thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn của ông Hoàng Văn Hòa, cựu chiến binh Việt Nam và vợ là Hoàng Thị Thuận, thường trú tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang phản ánh về việc đất đai của gia đình đang trong thời gian khiếu nại, chờ cơ quan chức năng giải quyết nhưng chính quyền sở tại đã chỉ đạo cắt điện, nước dẫn đến việc sinh hoạt của gia đình gặp nhiều khó khăn đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc thắm đáng mừng. Đó là minh chứng rõ rệt cho những chủ trương đúng đắn của Đảng, tạo được niềm tin sâu sắc, khắc ghi ơn Đảng trong mỗi trái tim đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Phú Thọ.
Phát huy vai trò nòng cốt trên các mặt công tác, những năm qua, Người có uy tín tỉnh Hòa Bình đã góp phần đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Có được kết quả đó, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã đồng hành, triển khai đầy đủ các chính sách đối với Người có uy tín. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG); giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 được tỉnh Quảng Trị xác định là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Đến nay, tỉnh đã bắt tay vào triển khai Chương trình với quyết tâm rất cao. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về nội dung này.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019, về đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ngày 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Năm 2022, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn âm ỉ tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân TP. Từ Sơn (Bắc Ninh) vẫn đoàn kết đồng lòng vượt qua khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh lao động sản xuất, phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong số 30 học sinh, nữ sinh viên vừa được UBND tỉnh Đồng Nai trao tặng Bằng khen tại Lễ Tuyên dương - Khen thưởng học sinh, sinh viên DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ I-2022, có sinh viên Lâm Thị Phương (dân tộc Nùng, ngụ xã Đắc Lua, huyện Tân Phú).
Những năm qua, thực hiện chương trình giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập, các xã vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước vươn lên để giảm tỷ lệ hộ nghèo. Thể hiện rõ nhất là các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào DTTS đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn, cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào.
Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, có 2.642 hộ dân DTTS với 10.481 người. Thời gian qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện nghị quyết này. Qua đó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS, góp phần thúc đẩy phát triển địa phương.
Triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã xuất hiện nhiều hơn những cách làm, mô hình mới để thay đổi đời sống người dân.
“Công tác dân vận chính là mạch nối duy trì mối liên hệ mật thiết giữa “ý Đảng” với “lòng dân” trong xã. Chúng tôi luôn lấy sự hài lòng của bà con làm thước đo kết quả công việc, đánh giá cán bộ”. Ông Lê Nguyên Long, Bí thư Đảng ủy xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chia sẻ với chúng tôi như vậy!
Với lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ, vừa bảo đảm thu nhập cho thành viên và người dân vừa tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo môi trường sinh thái…
Thanh Vận hiện là một trong những xã nghèo của huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, ngay từ đầu năm, cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã, thôn đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã có nhiều mô hình, điển hình “dân vận khéo” ở vùng đồng bào DTTS.
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025. Sau một thời gian triển khai, công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông A Lăng Mai - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam về nội dung này.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung sức, đồng lòng của người dân, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1, phường Trường Chinh, Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xây dựng được nhà rông mới theo đúng truyền thống của dân tộc Ba Na.