Các hợp tác xã (HTX) ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho nông dân miền núi, đồng bào DTTS của Quảng Nam.
Từ khi Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 được triển khai, khu vực kinh tế tập thể tại tỉnh Điện Biên đã có nhiều bước tiến về cả chất và lượng. Sự xuất hiện của đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ, năng lực đã và đang thổi “luồng gió mới” cho các HTX theo đúng tinh thần đổi mới, sáng tạo và hiệu quả.
Đón Xuân mới Kỷ Mão năm 2023, hơn 170 hộ tại bản Hô Củng và bản Huổi Anh, xã Chà Tở, huyện Nậm Pồ có thêm niềm vui mới khi được đón dòng điện sáng quốc gia, chấm dứt cảnh đồng bào bao năm phải sống trong ánh đèn dầu le lói.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025.
Xác định mục tiêu “đi tắt đón đầu” bằng việc tiên phong xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, Bình Phước đã đề ra hàng loạt giải pháp, trong đó đáng chú ý là kế hoạch Chiến dịch cao điểm 92 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển Chính quyền số” đã đưa địa phương này dẫn đầu về chuyển đổi số.
Phát huy truyền thống cách mạng, sau ngày đất nước thống nhất, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua việc đầu tư nhiều chương trình, dự án, thực hiện hiệu quả chính sách cho đồng bào vùng DTTS và miền núi, trong đó có làng kháng chiến Xốp Dùi (xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum), nhờ đó, cuộc sống của đồng bào Xơ Đăng ngày càng no ấm.
Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
Trong không gian phát triển chung, tỉnh Khánh Hòa xác định địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Thực hiện chủ trương đổi mới tư duy theo hướng tự lực tự cường, biến khó khăn thách thức thành cơ hội, tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách, ưu tiên phát triển bền vững địa bàn này.
Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Bế Ngọc Thuấn - Phó trưởng Ban Dân tộc Bắc Kạn xung quanh vấn đề này.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hợp tác xã (HTX), đặc biệt là HTX nông nghiệp không chỉ có vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu nông sản, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn...
Từ đầu năm 2022 đến nay, ngành Nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ hợp tác xã (HTX), nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện 57 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ các sản phẩm cây trồng với quy mô 14.276 ha, sản lượng 250.165 tấn. Hoạt động liên kết đã giúp nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo đánh giá của ngành chức năng, các hợp tác xã (HTX) đã mang lại nhiều giá trị, lợi ích lớn cho ngành Nông nghiệp. Trong đó các HTX, nhất là HTX kiểu mới đã giúp cho sản xuất nông nghiệp trở nên hiệu quả, bền vững...
Mặc dù đã có chuyển biến so với trước đây, nhưng vấn đề xử lý chất thải khu vực đô thị của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn nhiều tồn tại. Tỉnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để giải quyết thực tế này, nhằm đảm bảo môi trường đô thị của một thành phố đang phát triển mạnh về dịch vụ du lịch.
“Gương mẫu, nhiệt huyết, năng nổ trong các hoạt động tại địa phương”, đó là đánh giá của ông Lê Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) dành cho chị Hà Thị Quỳn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn của thôn 9 xã Ia Tơi.
Sau 20 năm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương (2002 - 2021), các hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển tích cực, góp phần quan trọng vào việc thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương.
Dự án cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) là dự án giao thông quan trọng, có tính chất kết nối liên vùng và liên tỉnh; kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Khi tuyến đường này hoàn thành sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, đưa Khánh Hòa trở thành một cực tăng trưởng cũng như khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên.
Cao Bằng từng là địa phương nhiều năm liền phải đối mặt với tình trạng kinh tế - xã hội chậm phát triển, bế tắc trong các kế sách xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, từ việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh, đến nay đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều đổi thay mạnh mẽ.
Bí thư chi bộ - trưởng bản là lực lượng nòng cốt, quan trọng, là đội ngũ hiện thực hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trách nhiệm cao, nhiệt huyết lớn trong vận động, quy tụ Nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương, vì vậy, cần có những chính sách quan tâm, động viên hơn nữa đối với những người làm công tác này.
Thời gian qua, bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở tỉnh Khánh Hòa luôn gương mẫu đi đầu, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương, đường lối quả Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là ‘cầu nối” chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của bà con đến với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.
Từ năm 2017 đến nay, sau gần 5 năm thực hiện, chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư và trưởng thôn, bản, các chủ truơng, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện được triển khai nhanh chóng đến từng thôn bản. Đặc biệt, từ sự băn khoăn lo lắng ban đầu, sau một thời gian lãnh đạo, tổ chức hoạt động ở cơ sở, nhiều bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn/bản đã thể hiện được vai trò "thủ lĩnh" làm tròn được 2 vai ở cơ sở, được Nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.