Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cao Bằng, Đảng bộ và nhân dân huyện Trùng Khánh đã và đang đẩy mạnh khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có của địa phương nhằm thay đổi tích cực diện mạo kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở là 2.184 hộ, trong đó: 1.623 hộ được xây mới; 561 hộ sửa chữa.
Sau mỗi kỳ nghỉ hè, lễ, tết, ở nhiều xã vùng cao của huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) lại ghi nhận vài nữ sinh độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nghỉ học lấy chồng. Rời ghế nhà trường, các em phải “gồng gánh” trên vai những trọng trách lớn lao khi tuổi còn quá nhỏ…
Với đặc thù địa phương có hơn 90% dân số là đồng bào DTTS, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, những năm qua, chính quyền huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã, Tổ hợp tác. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Trồng dược liệu dưới tán rừng, bảo vệ rừng và nâng tỷ lệ che phủ rừng, là một trong các nhiệm vụ, mục tiêu mà huyện Tây Giang (Quảng Nam) đang hướng đến, để tạo tiền để phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, đồng thời giữ cho những cánh rừng luôn mãi xanh.
Nhờ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, đến nay, hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã phát triển, thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, khẳng định tính hiệu quả của mô hình kinh tế tập thể (KTTT). Hợp tác xã trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Từ đó góp phần tạo động lực cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Những năm qua, Đồng Nai đã tập trung triển khai thi hành Luật HTX năm 2012 và thực hiện Nghị quyết số 13 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX. Nhờ đó, số lượng HTX của tỉnh cao hơn mặt bằng chung của cả nước, trong đó đã nổi lên những mô hình HTX điểm được học tập, nhân rộng.
Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, những năm qua, xã Hua Nà, huyện Than Uyên (Lai Châu) thành lập nhiều mô hình phát triển kinh tế, làm thay đổi cuộc sống người dân. Tiêu biểu hình là mô hình Hợp tác xã Thanh niên Hua Nà của Giám đốc Nùng Văn Nên với sản phẩm OCOP đặc trưng “ổi Hua Nà”.
Nhiều năm qua, tỉnh Bắc Kạn tập trung hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị. Nhờ đó, tỉnh hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn được bao tiêu qua các hợp tác xã (HTX), tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huyện Na Rì (Bắc Kạn) là một ví dụ.
Lập nghiệp ngay tại quê hương Tả Chải, huyện Bắc Hà (Lào Cai), người con dân tộc Phù Lá - Sải Thị Bích Huế (SN 1989) nhận thức được việc đầu tư chế biến sâu là một trong những giải pháp hiệu quả, căn cơ nhất để nâng tầm giá trị nông sản. Chị đã mạnh dạn thành lập HTX Quang Tom, xây dựng thành công 2 sản phẩm OCOP 3 sao gồm mận tam hoa sấy dẻo và trà shan tuyết cổ thụ, góp phần đưa nông sản vùng cao Bắc Hà bay xa...
Tịnh Kỳ là xã vùng biển ở Tp. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) có lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất so với các xã ven biển Quảng Ngãi. Từ nhiều năm nay, bờ biển nơi đây lúc nào cũng phủ kín rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa, đã biến khu vực này thành bãi chứa rác, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Những năm qua, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS.
Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022, toàn tỉnh Bạc Liêu có gần 11.500 hộ nghèo (chiếm 5,09%), 14.755 hộ cận nghèo (chiếm 6,54%). Theo tiêu chí mới thì mục tiêu giảm nghèo bền vững hiện nay, ngoài nâng cao mức thu nhập cho người dân thì còn phải đảm bảo mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Chính vì vậy, Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đến năm 2025 (gọi tắt là NQ 13) với nhiều giải pháp đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo bền vững ở giai đoạn mới.
Thực hiện Đề án số 247/QĐ-LMHTXVN ngày 31/3/2016 của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về việc xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô và sức lan tỏa, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng phát huy hiệu quả kinh tế từ các HTX kiểu mới gắn với các Chương trình phát triển KT-XH của tỉnh. Từ đó, từng bước thay đổi tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn Sơn La đã có bước phát triển đáng kể. Các HTX nông nghiệp đã chủ động trong xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hợp tác xã nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu nông sản, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành tiêu chí việc làm, thu nhập, thay đổi diện mạo nông thôn.
Nhận thức sâu sắc Chi bộ vừa là "hạt nhân" lãnh đạo trực tiếp, toàn diện các vấn đề ở cơ sở, Mọi chủ chương, quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, địa phương thành công, Chi bộ đóng vai trò quan trọng. Việc chăm lo, củng cố các chi bộ, nâng cao chất lượng đảng viên làm nòng cốt ở cơ sở, là nhiệm vụ mà Đảng bộ huyện Hàm Yên luôn chú trọng nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương...
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và gắn với nhu cầu thực tiễn, nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân đang được tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ, bài bản, hiệu quả. Việc đào tạo nghề sẽ góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, gia tăng giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường.
Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2045 trở thành thành phố đáng sống, là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng – an ninh. Vậy, Khánh Hòa đã, đang và sẽ có những giải pháp nào để hiện thực hóa khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân của tỉnh? Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Khánh Hòa để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.