Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tiếp thu các ý kiến xác đáng, hoàn thiện dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng

PV - 15:15, 08/12/2020

Ngày 8/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để tiếp thu ý kiến đóng góp của các Đảng bộ trực thuộc Trung ương, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân; thảo luận, cho ý kiến hoàn chỉnh dự thảo lần cuối các văn kiện, chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 14, Khóa XII xem xét, quyết định, hoàn tất việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Cùng dự họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, đại diện Thường trực Tổ Biên tập của các Tiểu ban Đại hội XIII của Đảng và lãnh đạo các cơ quan liên quan.

Bộ Chính trị đã nghe các đồng chí Tổ trưởng Tổ Biên tập Báo cáo Chính trị, Tổ trưởng Tổ Biên tập Báo cáo Kinh tế - Xã hội, Tổ trưởng Tổ Biên tập Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; trình bày các báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Từ sau Hội nghị Trung ương 13 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, các Tiểu ban và các cơ quan liên quan đã khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Trung ương, tiếp tục hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện, gửi xin ý kiến của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng vào ngày 20/10/2020 để xin ý kiến rộng rãi của toàn dân.

Văn phòng Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẩn trương, nghiêm túc tổng hợp ý kiến góp ý của 67 Đảng bộ trực thuộc Trung ương, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đồng bào ta định cư ở nước ngoài đối với dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Các Tiểu ban, đặc biệt là các Tổ Biên tập đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, phân tích các ý kiến góp ý; nhiều lần tổ chức họp, thảo luận, nghiêm túc tiếp thu tối đa các ý kiến hợp lý để tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoan nghênh, cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tâm huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, với nhân dân và đất nước. Các Tiểu ban và các cơ quan liên quan đã khẩn trương hoàn thiện, công bố dự thảo lấy ý kiến của nhân dân; nghiêm túc tổng hợp, phân tích, tiếp thu các ý kiến đóng góp xác đáng và phù hợp, xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình và hoàn chỉnh dự thảo các văn kiện trình Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Đa số ý kiến đóng góp cho rằng, Dự thảo các văn kiện được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng, có sự đổi mới, bảo đảm chất lượng cao, phản ánh khách quan, toàn diện, sát với tình hình thực tế những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới trong thời gian tới, từ đó xác định đúng và trúng những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khá cụ thể để phát triển đất nước nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng.

Nhiều ý kiến đề xuất bổ sung, sửa đổi những nội dung, câu chữ cụ thể hoặc kiến nghị phân tích sâu hơn những kết quả đã đạt được, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân; rà soát, đối chiếu, thống nhất một số điểm chưa nhất quán giữa các văn kiện trong đánh giá, nhận định tình hình…

Các dự thảo văn kiện đã được bổ sung, sửa đổi những câu chữ, nội dung cụ thể để làm rõ, bảo đảm chuẩn xác, thống nhất, đồng bộ hơn giữa các văn kiện.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất cho rằng, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần này đã quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; trên cơ sở phát huy tối đa dân chủ, lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân; lựa chọn, chắt lọc, tham khảo các đề xuất tâm huyết, trách nhiệm; kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Hệ thống các dự thảo báo cáo trình Đại hội XIII của Đảng đã có sự thống nhất cao, thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng ta, dân tộc ta.

Bộ Chính trị yêu cầu các Tiểu ban chỉ đạo các Tổ Biên tập khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sớm hoàn thiện dự thảo các văn kiện và báo cáo tiếp thu, giải trình để kịp trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định, hoàn tất công việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Hệ thống các dự thảo báo cáo trình Đại hội XIII của Đảng gồm: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm; các báo cáo chuyên đề là: Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (gọi chung là Báo cáo Kinh tế - xã hội); Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, các báo cáo khác phải thống nhất với báo cáo trung tâm. Thời gian còn lại rất ngắn, các Tổ Biên tập, các Tiểu ban cần tập trung, khẩn trương hoàn thiện các dự thảo văn kiện, bảo đảm nội dung chuẩn xác.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, các Tổ Biên tập phải hết sức trân trọng, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu ý kiến xác đáng của các nhà khoa học, trí thức, các tầng lớp nhân dân, góp phần hoàn thiện dự thảo các văn kiện; cần thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng, chuẩn xác, tập trung cao nhất cho công việc này, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu.

Cán bộ, đảng viên, nhân dân rất quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm, thể hiện quyền dân chủ thực sự.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp, đồng thời nhấn mạnh “hết sức tiếp thu các ý kiến xác đáng”. Báo cáo tại Đại hội, tức là báo cáo về các văn kiện trình Đại hội, phải tổng hợp được tất cả các báo cáo khác, chính xác, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. “Văn kiện là văn bia, lưu lại mãi về sau”, vì vậy việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện phải phản ánh tiếng nói chung, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dự thảo văn kiện Đại hội lần này được chuẩn bị kỹ lưỡng, góp phần vào thành công Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 2 phút trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 9 phút trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 21 phút trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 23 phút trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 26 phút trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 28 phút trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.
Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở Con Cuông: Tập trung các hoạt động nâng cao nhận thức để giảm thiểu tảo hôn (Bài 2)

Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở Con Cuông: Tập trung các hoạt động nâng cao nhận thức để giảm thiểu tảo hôn (Bài 2)

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Từ nhận diện rõ nguyên nhân dai dẳng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết để ngăn chặn; từng bước chấm dứt tình trạng này, huyện Con Cuông (Nghệ An) xác định, phải triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp bằng nhiều cách, bằng nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong đó, nguồn trợ lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được địa phương phát huy cho hoạt động này.
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường.
Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 23:45, 10/10/2024
Chiều 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.