Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình trạng sụt lún, sạt lở đất diễn biến phức tạp, chuyên gia cảnh báo nguy cơ vỡ hồ thủy lợi

Lê Hường - 17:04, 07/08/2023

Ngày 7/8, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Đắk Nông tiến hành kiểm tra một số điểm sụp lún, sạt lở đất vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh những ngày gần đây để xác định nguyên nhân và tìm hướng khắc phục, trong đó có Hồ chứa nước Đắk N’Ting, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong.

Cảnh báo nguy cơ vỡ đập thủy lợi Đắk N’Ting huyện Đắk G’long
Cảnh báo nguy cơ vỡ đập thủy lợi Đắk N’Ting huyện Đắk G’long

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, từ ngày 28/7 - 6/8, trên địa bàn tỉnh liên tục mưa vừa, mưa to, mưa rất to và kéo dài khiến mực nước trên các sông, suối, hồ đập dâng cao, gây ngập úng cục bộ tại nhiều khu dân cư và sụt lún, sạt lở đất tại một số khu vực. Điển hình là Hồ thủy lợi Đắk N’Ting (huyện Đắk Glong), tại Quốc lộ 14 (đoạn qua Tp.Gia Nghĩa) và khu vực Bon Bu Krắc và bon Bu Prăng (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức).

Tại Hồ chứa nước Đắk N’Ting, cung trượt lớn kéo dài khoảng 400 m, cao khoảng 30 m từ hạ lưu tràn tới cống thoát nước số 1 đường tránh ngập. Cung trượt này gây áp lực đất bên phía đồi làm dịch chuyển bề mặt cầu giao thông qua tràn theo phương ngang. Số liệu quan trắc cho thấy, vai trái tràn xả lũ đẩy nổi lên khoảng 10 cm, mặt cầu bị dịch chuyển về phía đập đất khoảng 50 cm, làm nứt gãy bê tông mái thượng, hạ lưu tràn, bản quá độ đã bị biến dạng hơn.

Ngoài ra, mái bê tông thượng lưu đập đất tiếp giáp tràn có hiện tượng nứt gãy, chia cắt, vết nứt kéo dài từ chân đập lên đỉnh khoảng 25 m, chiều rộng vết nứt có chỗ lên tới 3 cm. Địa phương đã di dời hơn 174 hộ dân đến nơi an toàn.

Ban Quản lý dự án (QLDA) cho biết, hiện đơn vị vẫn tiếp tục phối hợp cùng chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan theo dõi 24/24h về diễn biến thời tiết, tình hình sạt trượt phía đồi bên vai phải tràn xả lũ. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật, tư vấn thiết kế thường xuyên thực hiện công tác quan trắc chuyển vị, quan trắc mực nước thấm qua thân đập.

Mặt đường thân hồ thủy lợi đoạn tiếp giáp cầu có nhiều vết nứt gãy
Mặt đường thân hồ thủy lợi đoạn tiếp giáp cầu có nhiều vết nứt gãy

Hiện tượng sạt trượt vẫn diễn biến phức tạp và tác động cụ thể đến công trình. Qua kiểm tra vào lúc 13h ngày 6/8, khối trượt tiếp tục di chuyển xuống phía công trình làm mở rộng các vết nứt cũ, có vết nứt rộng đến 30 cm. Độ sụt đất tại một số vị trí đến 60 cm. Tại những vị trí có nước ngầm vẫn chảy ra mạnh và chưa có dấu hiệu suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng tốc độ sạt trượt đất bên đồi.

Tại những vị trí công trình đã bị đẩy nghiêng lệch, Ban QLDA tiếp tục tổ chức quan trắc số liệu, kể từ khi xảy ra hiện tượng sạt trượt (từ ngày 1/8), tràn xả lũ đã dịch chuyển về phía đập đất khoảng 63cm.

Như vậy, việc tràn xả lũ chuyển vị sang phương ngang sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp ổn định tại phạm vi tiếp giáp giữa tràn, đập đất và sau đó là cả công trình. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, nguy cơ vỡ đập rất cao.

Để đảm bảo an toàn cho công trình và an toàn cho người dân tại hạ lưu công trình, Ban QLDA đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo Ban QLDA cùng các đơn vị, Sở ngành có liên quan thống nhất giải pháp xử lý sạt trượt. Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện Đắk Glong, UBND xã Quang Sơn chủ động, xây dựng kế hoạch thực hiện phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp số 3 đối với vùng hạ du công trình Hồ chứa nước Đắk N’Ting.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 14:11, 09/12/2023
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá năm 2023.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 -

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 - "Đường băng" cho thổ cẩm cất cánh (Bài 3)

Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 07:55, 09/12/2023
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Trong đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững.
Tin trong ngày - 8/12/2023

Tin trong ngày - 8/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12 tại Hà Nội. Kết hợp các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng với dược liệu quốc bảo sâm Ngọc Linh. Nón lá hai mê sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Những năm qua, diện mạo nông thôn xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có những đổi thay tích cực, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Những sự đổi thay đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Người có uy tín trong cộng đồng, trong đó ông Đinh Văn Lành, Người có uy tín thôn Vầy Ang, là một trong những điển hình tiêu biểu.
Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Xã hội - Như Tâm - 06:24, 09/12/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, trong đó có 4 vị sư trụ trì..., đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên tuyền vận động sư sãi, đồng bào phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt những năm gần đây, những Người có uy tín đang tích cực tham gia vận động Nhân dân cùng với chính quyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).