Đúng chủ trương, nhẹ nhàng, mềm mỏng, kiên trì và đôi khi phải “lỳ” một chút, có như vậy công tác dân vận mới mang lại hiệu quả, giúp người dân vượt qua hủ tục, đói nghèo, tiến đến cuộc sống giàu đẹp văn minh. Chính từ cách làm ấy, người dân bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) ví ông Tao Văn Ún, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nậm Tăm như “Vầng trăng đại ngàn” tỏa rọi khắp vùng đất này.
Từ ngày 10 - 13/7, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xảy ra mưa lớn đã làm thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và sạt lở nhiều tuyến đường. Hiện nay, các cấp chính quyền đang dồn lực khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Đam mê, nhiệt tình, chịu khó, ham học hỏi,… đó là những hình ảnh chúng tôi cảm nhận được khi đến với Câu lạc bộ (CLB) “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy” của Đoàn Thanh niên phường Quyết Thắng, TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu). CLB không chỉ làm tốt được sứ mệnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy mà còn tạo được sân chơi bổ ích, lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Mưa lớn kéo dài từ đêm 25 đến sáng 26/6 trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã gây sạt lở đất tại nhiều tuyến đường giao thông đồng thời tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lũ quét ở các khu dân cư, bản làng gần ven suối.
Những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân Lai Châu vươn lên thoát nghèo, góp phần giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mà 624 hộ với 3.338 nhân khẩu đồng bào dân tộc Cống, Mông, Dao ở xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã có thêm khoản thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống và có sự tác động tích cực đến ý thức bảo vệ rừng của người dân.
Mới đây, chúng tôi gặp bà Lò Thị Nhẫn (SN 1962), là một trong những đại biểu tiêu biểu được chọn tham dự Đại hội Đại biểu DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020 sẽ diễn ra trong thời gian tới, tại Hà Nội. Bà là người tiên phong khai hoang làm ruộng nước ở bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), nơi sinh sống của 97 hộ dân tộc Cống.
Kinh tế -
Hoài Dương -
16:16, 15/06/2020 Theo lộ trình, huyện Tân Uyên (Lai Châu) sẽ về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2020. Đến nay, diện mạo nông thôn ở huyện Tân Uyên đã khởi sắc. Những ngôi nhà kiên cố, khang trang mọc lên ở khắp các thôn bản, các xã trong huyện. Nhiều con đường đất lầy lội trước đây đã được thay thế bằng đường bê tông...
Thời sự -
Hoài Dương – Thu Trang - Hồng Thắm -
17:00, 11/06/2020 Từ ngày 8-10/6/2020, Đảng bộ huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với chủ đề “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới”. Đây là Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy được tỉnh Lai Châu lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện.
Giáo dục -
Hoài Dương -
11:50, 09/06/2020 “Từ ngày có thư viện, các em học sinh đi học chuyên cần và ở lại trường nhiều hơn, ngay cả vào các ngày cuối tuần”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Bùi Văn Phi, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu).
Xã hội -
Trọng Bảo -
11:06, 09/06/2020 Trên địa bàn huyện Phong Thổ (Lai Châu) hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở cao. Yêu cầu di dời các hộ dân để bảo đảm an toàn, đòi hỏi phải được địa phương đặt lên hàng đầu, nhất là khi mùa mưa lũ đang tới gần.
Từng trải qua nhiều vị trí như Công an viên, Trưởng bản, nay với vai trò là Người có uy tín của bản, ông Hoàng Văn Sòi, sinh năm 1970, dân tộc Lào, ở bản Phiêng Sản, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) không chỉ làm tốt vai trò là cầu nối giữa chính quyền với người dân, mà ở mỗi vị trí khác nhau ông luôn nêu gương đi đầu, góp phần xây dựng bản làng yên bình, quê hương đổi mới.
Có điện lưới quốc gia, có đường giao thông bê tông vào đến bản, trẻ em được đến trường… là những đổi thay tại các bản người Mảng ở huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) hôm nay. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân vẫn còn nghèo, vấn đề quan trọng nhất đặt ra là cần tạo được sinh kế giúp đồng bào có thu nhập, hướng tới thoát nghèo bền vững.
Xã hội -
Hoài Dương -
16:12, 03/06/2020 Đến huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) vào thời điểm người dân nhận được khoản hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, chúng tôi cảm nhận rõ sự vui mừng, phấn khởi của đồng bào DTTS nơi đây trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
Trong giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh Lai Châu đã mở 893 lớp đào tạo nghề cho 26.797 lao động theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, lao động DTTS chiếm trên 95%. Thế nhưng, chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả khi triển khai Đề án.
Giáo dục -
Hoài Dương – Thuỳ Giang -
15:18, 19/05/2020 Từ một ngôi trường thiếu nước sinh hoạt, sau những nỗ lực đưa nước về trường của thầy cô, năm 2015, mô hình “Trường học nông trại” của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Trung học cơ sở (PTDTBT- THCS) xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã chính thức được triển khai. Mô hình không chỉ bảo đảm nguồn thực phẩm sạch, tăng cường cải thiện bữa ăn mà còn góp phần tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng cao.
Phóng sự -
Hoài Dương -
18:15, 08/05/2020 Chỉ trong vòng 3 ngày (từ ngày 22 - 23/4) mưa đá kèm dông lốc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái… đã có hơn 10.000 căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn. Trong đó, hơn 95% mái nhà được lợp bằng Fibro xi măng, (loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu có amiăng trắng) đã được nhiều nước ngừng sản xuất do không bảo đảm an toàn, thậm chí nguy hại cho sức khỏe.
Thời sự -
Vũ Lợi -
20:49, 07/05/2020 Sáng 7/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa 14, Ủy ban Dân tộc (do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông, đại diện tham gia Đoàn công tác); đại diện các Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương và lãnh đạo các tỉnh: Lai Châu, Sơn La đã làm việc với tỉnh Điện Biên để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mường Nhé.
Nét nổi bật trong thực hiện “Dân vận khéo” để thực hiện tốt công tác dân tộc nơi vùng biên mà Đồn Biên phòng (ĐBP) Pa Ủ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã và đang thực hiện là vận động đồng bào các dân tộc sống rải rác trên các khe núi về lập thành bản mới; hướng dẫn đồng bào khai hoang đất để chăn nuôi, trồng trọt, phòng, chống dịch bệnh, định canh, định cư nơi biên giới, tạo thành những cột mốc sống cùng với BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.
Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã tình nguyện về các bản, làng xa xôi và đến tận nhà cấp, đổi miễn phí giấy chứng minh nhân dân (CMND) cho người dân. Việc làm này đã điểm tô thêm hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an trong lòng dân.