Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thượng cờ "Thống nhất non sông" tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

PV - 11:08, 30/04/2021

Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của dân tộc, là niềm tin, ý chí vào sức mạnh của cách mạng Việt Nam; cũng như phát đi thông điệp hòa bình, thống nhất và thịnh vượng luôn là khát vọng trường tồn, nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Nghi lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" tại Kỳ đài nằm bờ bắc của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
Nghi lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" tại Kỳ đài nằm bờ bắc của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.

Sáng 30/4, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, thay mặt cả nước, tỉnh Quảng Trị long trọng thực hiện nghi lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4) và 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các Phó Chủ tịch HĐND và UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, lực lượng vũ trang tỉnh… dự lễ.

Năm nay Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” diễn ra trong không khí thiêng liêng, xúc động nhưng được điều chỉnh để phù hợp với công tác phòng, chống Covid-19. Đại biểu đến dự lễ thượng cờ đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn… bảo đảm quy định về số lượng người và giữ khoảng cách.

Trong không khí trang nghiêm, lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên trên đỉnh Kỳ đài lịch sử mà suốt 21 năm quân, dân Quảng Trị và cả nước đã bảo vệ lá cờ như bảo vệ chính trái tim Tổ quốc.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, hằng năm đến ngày 30/4, hàng triệu trái tim của người dân cả nước đều hướng về Khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải để ôn lại ký ức của một thời hào hùng và bi tráng, tôn vinh những chiến công bất tử cũng như tri ân sâu sắc những hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh ngã xuống để đất nước có được như hôm nay. Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Vĩ tuyến 17 là những cái tên quen thuộc đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, nay đã trở thành biểu tượng của niềm vui đoàn tụ, khát vọng hòa bình của thời đại.

Sau tháng 7/1954, đế quốc Mỹ và tay sai phá vỡ Hiệp định Genève. Từ đây, đất nước tạm thời bị chia cắt; sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời; cầu Hiền Lương trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất, đoàn tụ của cả dân tộc. Tỉnh Quảng Trị trở thành tuyến đầu của miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền nam; cũng là chiến trường nóng bỏng, khốc liệt nhất trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Những năm tháng ấy, lá cờ Tổ quốc nơi đầu cầu giới tuyến ngày đêm kiêu hãnh tung bay giữa mưa bom, bão đạn của quân thù, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất, anh dũng của quân và dân ta để làm nên chiến thắng lịch sử vào ngày 30/4/1975.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, đồng chí Võ Văn Hưng khẳng định, bài học to lớn và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30/4/1975 luôn được vận dụng một cách sáng tạo trong chặng đường phát triển của đất nước. Được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành; kế thừa thành tựu phát triển mọi mặt, tầm nhìn, kinh nghiệm từ các nhiệm kỳ trước, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị không ngừng phát huy tiềm năng, thế mạnh, tiếp tục lãnh đạo địa phương hoàn thành các nhiệm vụ đề ra với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong điều kiện có nhiều khó khăn, là minh chứng cho những lựa chọn đúng, trúng trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. Trên cơ sở nền tảng vững chắc được xây dựng đó, Quảng Trị sẵn sàng cho mục tiêu cao hơn trong giai đoạn 2021-2025 với ba trụ cột chính: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch - dịch vụ; là tiền đề quan trọng để Quảng Trị có những bước phát triển vững chắc trong thời gian tới.

Trước đó, chiều 29/4, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thay mặt cả nước đến dâng hoa, dâng hương, viếng các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 4 giờ trước
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 5 giờ trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 5 giờ trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 5 giờ trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 5 giờ trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.