Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Bình phải vừa đẹp, vừa giàu

PV - 19:16, 18/11/2022

Nhấn mạnh Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử “địa linh nhân kiệt”, nơi “cửa ngõ ra Bắc, vào Nam”, nơi có non cao, đất rộng, biển dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Ninh Bình phải vừa đẹp, vừa giàu”.

Ninh Bình phải vừa đẹp vừa giàu, Thủ tướng nêu rõ, vùng đất địa linh nhân kiệt phải làm được điều này. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Ninh Bình phải vừa đẹp vừa giàu, Thủ tướng nêu rõ, vùng đất địa linh nhân kiệt phải làm được điều này. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Chiều 18/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và các năm tiếp theo.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, dự báo GRDP của tỉnh năm 2022 có thể tăng 8,06%. "Dự kiến đến hết năm 2022, tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, trong đó hoàn thành vượt mức 12/15 chỉ tiêu và hoàn thành 1 chỉ tiêu nhiệm kỳ".

Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn

Phát biểu tại cuộc họp, ý kiến của các bộ nhất trí cho rằng, Ninh Bình có vị trí địa lý quan trọng, chiến lược, trọng yếu về an ninh, quốc phòng, là điểm kết nối 3 khu vực địa lý Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; nằm trong tứ giác tăng trưởng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, gắn kết với Thanh Hóa.

Các ý kiến "hiến kế" hướng đi cho Ninh Bình là tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc gia, có ý nghĩa quốc tế và là hạt nhân của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng.

Bên cạnh những thuận lợi, trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, thách thức: Ninh Bình là vùng phân lũ, chậm lũ bảo vệ Thủ đô Hà Nội và các vùng xung quanh, chịu tác động chính ở 2 huyện Nho Quan, Gia Viễn và TP. Tam Điệp, đây cũng là nơi còn có dư địa, không gian phát triển, được định hướng tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu điểm phát triển dịch vụ du lịch, khu đô thị của tỉnh.

Việc giải quyết xử lý vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình phát triển còn nhiều bất cập, khó khăn; phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử thiên nhiên thế giới với phát triển kinh tế - xã hội nhanh.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông bày tỏ ấn tượng về sự hỗ trợ của Ninh Bình đối với DN, trên địa bàn đã hình thành những DN tư nhân rất lớn. Tỉnh đã khắc phục được tình trạng đầu tư công dàn trải.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, Ninh Bình thời gian qua có sự thay đổi rất lớn, từ tỉnh thu ngân sách khiêm tốn thì nay đã tự cân đối được (năm 2022 là năm đầu tỉnh Ninh Bình thực hiện tự cân đối ngân sách với số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 23.300 tỷ đồng).

"Việc đi lại, kết nối của Ninh Bình với Hà Nội và các tỉnh trong khu vực tương đối thuận lợi. Sắp tới, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoàn thành thì kết nối còn thuận lợi hơn nữa", ông Nguyễn Văn Thắng nói. Gặp hạn chế về tài nguyên, nhất là đất đai, Ninh Bình cần phát triển hợp lý, hài hòa giữa công nghiệp và du lịch. Công nghiệp phải sạch, xanh, sử dụng ít đất.

Cùng quan điểm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà băn khoăn, kiến nghị Ninh Bình cân nhắc kỹ lưỡng trong phát triển công nghiệp, "nếu có thì nên phát triển công nghệ cao, ít ảnh hưởng đến môi trường".

"Hôm nay đến Ninh Bình, chúng tôi có nhiều cảm xúc khi chứng kiến hạ tầng giao thông Ninh Bình được tập trung đầu tư mạnh mẽ. Từ đó, tạo dư địa phát triển rất tốt cho Ninh Bình", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói. Ninh Bình cần có cơ chế chính sách đủ mạnh để trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc gia.

Trước kiến nghị về việc dừng vận hành Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Ninh Bình xây dựng năm 1974, đặt trong trung tâm tỉnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân cho biết, Nhà máy hiện đang phối hợp với WB thực hiện nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi nhiên liệu (đốt kèm biomass), sử dụng năng lượng sạch và bền vững.

Trong trường hợp dừng vận hành NMNĐ Ninh Bình thì thời điểm dừng cần được xem xét kỹ để bảo đảm cung cấp điện cho miền Bắc trong các năm tới, bảo đảm đời sống cho người lao động, quyền lợi của các nhà đầu tư. EVN kiến nghị cho phép nghiên cứu phát triển dự án điện khí LNG hoặc dự án năng lượng sạch tại vị trí khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thay thế cho NMNĐ Ninh Bình.

Thủ tướng đánh giá cao kết quả mà Ninh Bình đạt được thời gian qua. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng đánh giá cao kết quả mà Ninh Bình đạt được thời gian qua. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Có tiềm năng, lợi thế nổi trội

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử "địa linh nhân kiệt", nơi "cửa ngõ ra Bắc, vào Nam", nơi có non cao, đất rộng, biển dài. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc.

Quy mô GRDP xếp thứ 44/63 (ước 9 tháng năm 2022). Sản phẩm chủ lực của địa phương khá toàn diện, nghề thủ công truyền thống địa phương có: Thêu Văn Lâm, đá mỹ nghệ Ninh Vân ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., làng nghề mộc Phúc Lộc, gốm Bồ Đát.

Đây cũng là nơi hội tụ hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa. Cố đô Hoa Lư gắn liền với 3 triều đại: Đinh, tiền Lê, Lý và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Thủ tướng nhìn nhận, 10 tháng vừa qua, kinh tế của Ninh Bình phục hồi, phát triển, GRDP đạt 8,32%. Riêng quý III/2022 tăng 12,64%. Năm 2022 là năm đầu tỉnh Ninh Bình thực hiện tự cân đối ngân sách.

Xuất nhập khẩu tăng khá. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 7/8 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới...).

Dịch vụ, du lịch phục hồi, phát triển tốt. Ninh Bình là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. 9 tháng năm 2022 đã giải ngân đạt hơn 3.900 tỷ đồng, bằng 77,6% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, xếp 5/63 tỉnh, thành.

Ninh Bình dự kiến hoàn thành và vượt kế hoạch 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra (vượt 12/15).

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả quan trọng mà lãnh đạo, Nhân dân Ninh Bình đã đạt được; đóng góp tích cực vào kết quả chung của đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Ninh Bình - vùng đất Cố đô, địa linh nhân kiệt.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số hạn chế, khó khăn, thách thức đối với Ninh Bình. Quy mô kinh tế nhỏ so với các tỉnh trong khu vực. Đô thị hóa thấp (dân số thành thị mới chiếm 21,5%, dân số nông thôn chiếm 78,5%).

Phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Kinh tế biển và vùng sinh thái đồi núi phía Tây Nam chưa đươc khai thác hết.

Thời gian tới, thời cơ, thuận lợi đang xen khó khăn, thách thức nhưng khó khăn thách thức lớn hơn, Thủ tướng nói.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải luôn bám sát đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công tác chỉ đạo, điều hành, phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; kiên định mục tiêu xuyên suốt nhưng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, bảo đảm hiệu quả, kịp thời. Đồng thời, xác định một số trọng tâm, trọng điểm; làm đến đâu thì phải dứt điểm đến đó, việc nào phải xong việc đó. Phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình. Khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; trong đó nguồn lực bên trong là cơ bản, lâu dài, chiến lược, quyết định (với 3 trụ cột là con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa, lịch sử); nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá (gồm nguồn vốn, công nghệ, năng lực quản trị…).

Thống nhất nhận thức và hành động với phương châm: Suy nghĩ phải kỹ, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Đối với những vấn đề đột xuất, bất ngờ phải nắm chắc, bình tĩnh, bám sát thực tiễn và căn cứ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi bảo đảm điều kiện cần thiết, gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời; khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ; hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ.

Thủ tướng chụp ảnh chung với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng chụp ảnh chung với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tập trung mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới đối với Ninh Bình, Thủ tướng cho rằng, tỉnh cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh trong sạch, vững mạnh, tiên phong đổi mới và phát triển.

Thực hiện quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; 3 "khâu đột phá" của tỉnh (chuyển đổi số, nguồn nhân lực, hạ tầng).

Đẩy nhanh tiến độ lập và trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng (tuyến đường bộ ven biển, tuyến đường Đông Tây, cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng đoạn qua địa bàn tỉnh...).

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao thứ hạng các chỉ số, đặc biệt là Chỉ số PCI.

Thủ tướng lưu ý tỉnh không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, thiếu xăng dầu. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế; triển khai tích cực, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ninh Bình phải vừa đẹp vừa giàu, Thủ tướng nêu rõ, vùng đất địa linh nhân kiệt phải làm được điều này.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đã cho ý kiến đối với các kiến nghị cụ thể của Ninh Bình với tinh thần tạo mọi điều kiện cho tỉnh phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 3 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 5 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 6 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 17 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.