Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

PV - 6 giờ trước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026; giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố có các dự án đường sắt trên địa bàn.

Cùng dự Hội nghị có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn.

Phát triển ngành công nghiệp đường sắt, tổ hợp công nghiệp đường sắt

Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã rất tích cực xem xét các đề nghị của Chính phủ liên quan phát triển ngành đường sắt, bao gồm: Nâng cấp, các tuyến đường sắt đã có; nối lại các tuyến đường sắt đã có trước đây đang gián đoạn; triển khai các dự án đường sắt lớn, như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM.

Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết số 172, số 187 và số 188 liên quan phát triển đường sắt, gồm: Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TPHCM.

Tại Phiên họp lần thứ nhất ngày 29/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao 24 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án.

Thủ tướng giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, trong 19 nhiệm vụ theo tiến độ, có 12 nhiệm vụ chưa đến hạn, đã hoàn thành 6 nhiệm vụ, còn 1 nhiệm vụ chậm; cùng với 5 nhiệm vụ thường xuyên.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 172 của Quốc hội và được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 106 ngày 23/4/2025; đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 187 của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP trong đó bổ sung quy định việc tạm sử dụng rừng và hoàn trả rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ dự án.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng Nghị định quy định phát triển khoa học, công nghệ đường sắt và quy định chi tiết về việc nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ.

Bộ Tài chính đã hoàn thiện thủ tục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất dự án Tuyến số 3, đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai) theo đề nghị của UBND TP. Hà Nội; đã có ý kiến về việc dừng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đối với dự án đường sắt đô thị TPHCM, Tuyến số 2 đoạn Bến Thành - Tham Lương và điều chỉnh nguồn vốn cho dự án.

Bộ Tài chính đang chỉ đạo, tổ chức lập, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt. Bộ cũng đang thực hiện nhiệm vụ trình Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước trong tháng 4/2025 để tiến hành thẩm định cùng với quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát quy hoạch các đại học, cao đẳng bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo trong nước phục vụ đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành và phát triển công nghiệp đường sắt.

Tổng công ty Đường sắt đang lập hồ sơ dự án Tổ hợp công nghiệp đường sắt; có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ dự án; UBND TP. Hà Nội nghiên cứu xem xét quyết định theo thẩm quyền hướng dẫn, hoàn thiện các thủ tục giao đất cho Tổng công ty để xây dựng tổ hợp này.

Cũng tại cuộc họp, các đại biểu đã báo cáo về tình hình thực hiện các dự án: 3 tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn và Hải Phòng - Móng Cái; tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM.

Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương dự Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Không thay đổi thời hạn khởi công 2 dự án đường sắt lớn

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao; biểu dương các cơ quan, địa phương, trong đó có Bộ Xây dựng, Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM chủ động, tích cực triển khai công việc.

Đánh giá cao các ý kiến, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan tiếp thu các ý kiến để khẩn trương trình ban hành thông báo kết luận của phiên họp.

Với khí thế của những ngày tháng 4 lịch sử cách đây 50 năm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; tạo bạo, táo bạo hơn nữa", phát huy tinh thần trách nhiệm, phân công "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền", "nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn", triển khai công việc nhanh, quyết liệt, quyết đoán, tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động, tích cực, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thực hiện.

Về nhiệm vụ tổng thể, Thủ tướng yêu cầu, tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường sắt tại Hà Nội và TPHCM. Tinh thần là vừa phải triển khai công việc trước mắt, vừa phải triển khai các công việc lâu dài, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đào tạo nhân lực…

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026.

Về vốn, Thủ tướng chỉ đạo huy động đa dạng các nguồn vốn, gồm vốn tự có của Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp, hợp tác công tư…

Về pháp lý, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 và trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Với 4 nghị định của Chính phủ, Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị định về thiết kế tổng thể kỹ thuật và các cơ chế đặc thù, đặc biệt; Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị định về tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa; Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng Nghị định về phát triển khoa học công nghệ đường sắt; Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì xây dựng Nghị định về tạm sử dụng, hoàn trả rừng. Các nghị định hoàn thành trong tháng 5/2025.

Về vốn, Thủ tướng chỉ đạo huy động đa dạng các nguồn vốn, gồm vốn tự có của Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp, hợp tác công tư… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về vốn, Thủ tướng chỉ đạo huy động đa dạng các nguồn vốn, gồm vốn tự có của Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp, hợp tác công tư… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về phát triển công nghiệp đường sắt, phục vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng nêu rõ, phải chuyển giao và làm chủ công nghệ hiện đại; quản trị khoa học, thông minh; đào tạo nhân lực chất lượng cao. Bộ Xây dựng và Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề án, kế hoạch đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ở các trình độ công nhân kỹ thuật, kỹ sư, tiến sĩ.

Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục dịch vụ hàng hóa công nghiệp đường sắt, hoàn thành chậm nhất trong nửa đầu tháng 6/2025.

Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Đề án về phát triển nguồn nhân lực. Thời gian hoàn thành của 2 đề án trong quý 2 năm 2025.

Cùng với đó, phải huy động các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có năng lực công nghệ và sản xuất tham gia các dự án và phát triển công nghiệp đường sắt. Trong đó, Bộ Xây dựng giao các tập đoàn như VNPT, Viettel nghiên cứu tiếp nhận, phát triển, làm chủ công nghệ hệ thống thông tin, tín hiệu và hệ thống điều khiển của các dự án đường sắt.

Thủ tướng yêu cầu phải huy động các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có năng lực công nghệ và sản xuất tham gia các dự án và phát triển công nghiệp đường sắt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu phải huy động các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có năng lực công nghệ và sản xuất tham gia các dự án và phát triển công nghiệp đường sắt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tại Nghị quyết số 106/NQ-CP, Chính phủ đã chấp thuận kế hoạch tổng thể triển khai, bảo đảm khởi công chậm nhất trong tháng 12 năm 2026, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ các mốc tiến độ tổng thể và nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương.

Với dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan tiếp tục trao đổi, làm việc, thúc đẩy phía Trung Quốc để sớm hoàn thành công tác đàm phán hiệp định vay, đáp ứng tiến độ triển khai Dự án.

Về giải phóng mặt bằng cho các dự án, Thủ tướng nêu rõ, luật, cơ chế, chính sách đã có, các địa phương phải chủ động giải phóng mặt bằng, huy động cả hệ thống chính trị và các lực lượng vào cuộc; đặc biệt cần hoàn thành giải phóng mặt bằng cho dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 9 năm nay.

Với các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, yêu cầu các địa phương vận dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đã có trong tổ chức thực hiện, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn thêm nếu có vướng mắc.

Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. Hà Nội và TPHCM khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết, tiến độ công việc triển khai các cơ chế chính sách của Nghị quyết số 188/2025/QH15 áp dụng cho hai Thành phố và ban hành kế hoạch riêng của mỗi thành phố thuộc thẩm quyền của địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện về chiếc xe tăng tại tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Chuyện về chiếc xe tăng tại tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Hình ảnh chiếc xe tăng tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột tại trung tâm Ngã Sáu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk không chỉ là biểu tượng của trận chiến quyết liệt giải phóng mục tiêu then chốt, mở màn chiến dịch Tây Nguyên, mà còn niềm tự hào dân tộc, tri ân sự hy sinh anh dũng của các chiễn sĩ cách mạng.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Mẹ Việt Nam Anh hùng và nguyên lãnh đạo Quân khu 9, Cần Thơ, Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Mẹ Việt Nam Anh hùng và nguyên lãnh đạo Quân khu 9, Cần Thơ, Hậu Giang

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương, Quân khu 9 và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.
Chuyện về chiếc xe tăng tại tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Chuyện về chiếc xe tăng tại tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Thời sự - Lê Hường - 4 giờ trước
Hình ảnh chiếc xe tăng tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột tại trung tâm Ngã Sáu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk không chỉ là biểu tượng của trận chiến quyết liệt giải phóng mục tiêu then chốt, mở màn chiến dịch Tây Nguyên, mà còn niềm tự hào dân tộc, tri ân sự hy sinh anh dũng của các chiễn sĩ cách mạng.
Tăng cường rà soát, thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non sau các vụ việc bạo lực, xâm hại

Tăng cường rà soát, thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non sau các vụ việc bạo lực, xâm hại

Xã hội - Minh Anh - 4 giờ trước
Ngày 23/4, Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã có công văn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường rà soát, thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non sau khi xảy ra các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em.
An Giang: Không ngừng nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Không ngừng nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - Minh Quân - 4 giờ trước
An Giang là tỉnh biên giới, có dân số gần 1,9 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên 97.556 người, với 27.471 hộ, chiếm hơn 5% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, An Giang luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống đồng bào Khmer.
70 năm giải phóng Vùng mỏ: Gặp nhân chứng một thời hoa lửa

70 năm giải phóng Vùng mỏ: Gặp nhân chứng một thời hoa lửa

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Tròn 70 năm trước, ngày 25/4/1955, Vùng mỏ Quảng Ninh được giải phóng và trở thành dấu mốc thiêng liêng trong hành trình giành độc lập dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho vùng đất phên dậu Đông Bắc. Nhằm ngược dòng ký ức về thời khắc lịch sử ấy, chúng tôi tìm gặp cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thung – người lính từng trực tiếp tham gia tiếp quản Vùng mỏ, nhân chứng sống của một thời hoa lửa không thể nào quên.
Giáo xứ Yên Trì: Sức mạnh đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Giáo xứ Yên Trì: Sức mạnh đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa không gian yên bình của vùng quê Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), Giáo xứ Yên Trì nổi bật như một biểu tượng sống động cho tinh thần đoàn kết, sức mạnh cộng đồng trong hành trình xây dựng nông thôn mới.
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nuôi hươu sao ở các huyện miền núi Quảng Nam- Tín hiệu mới về một sinh kế lâu dài

Nuôi hươu sao ở các huyện miền núi Quảng Nam- Tín hiệu mới về một sinh kế lâu dài

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Nuôi hươu sao lấy nhung đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các huyện miền núi Quảng Nam. Không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hiệu quả, mô hình này còn giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.
Những khu căn cứ cách mạng ở Bình Định - Ngày ấy, bây giờ

Những khu căn cứ cách mạng ở Bình Định - Ngày ấy, bây giờ

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Những khu căn cứ cách mạng ở miền núi Bình Định, từng oằn mình trong mưa bom, bão đạn của chiến tranh, nay đang từng ngày thay da đổi thịt. Cuộc sống no ấm, hạnh phúc của người dân hiện hữu trong từng nếp nhà nơi làng quê yên ả, thanh bình.
Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Bình Định: Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các huyện miền núi

Bình Định: Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các huyện miền núi

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu và kiểm tra tiến độ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện quyết tâm của tỉnh Bình Định trong công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Trưng bày chuyên đề

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.