Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Hoàng Linh - 11:30, 23/06/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến. Ảnh: Chinhphu.vn
Giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến. Ảnh: Chinhphu.vn

Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã quyết liệt, kịp thời chỉ đạo và kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn; chỉ đạo, ban hành kịp thời cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân... được người dân, cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Các Bộ, ngành, địa phương đã bám sát diễn biến, tình hình thực tiễn, chủ động thực hiện nhiều giải pháp điều hành, quản lý giá cả hiệu quả, kịp thời; tăng cường công tác quản lý, điều hành giá; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; chủ động thực hiện các giải pháp cung cầu hàng hoá đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu... góp phần ổn định mặt bằng giá cả, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tới, áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận tải đường biển có xu hướng tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương... đòi hỏi các cấp, các ngành cần chủ động đánh giá, nắm bắt tình hình để kịp thời có kế hoạch ứng phó, giải pháp phù hợp, hiệu quả, sát thực tiễn.

Trước tình hình trên, để chủ động có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, từ nơi bắt đầu, không để lúng túng, bị động trong mọi tình huống, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả.

Bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.

Chú trọng, tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023, đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.

Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Các Bộ: Công thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục...), phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và mục tiêu, kịch bản kiểm soát lạm phát cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2024.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các cơ quan, địa phương liên quan: đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, cụ thể, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp phù hợp, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Chủ động đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện công tác quản lý, điều hành giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác quản lý, điều hành giá các mặt hàng cụ thể: đối với mặt hàng xăng dầu: Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, trong mọi tình huống không để thiếu xăng dầu và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu; kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện hóa đơn điện tử.

Đối với mặt hàng điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế-xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, các vật tư nông nghiệp để kịp thời điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường; không để thiếu, khan hiếm lương thực, thực phẩm trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá 1

Đối với vật liệu xây dựng: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp bảo đảm cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

Đối với dịch vụ vận tải hàng không: Bộ Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm, ổn định năng lực vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè 2024 sắp tới.

Đối với dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện; kiểm soát và điều hành không để tăng giá sách giáo khoa và các dịch vụ giáo dục bất hợp lý gây hậu quả lạm phát giá tiêu dùng.

Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá: thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận, thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng. Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương việc thực hiện Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Ngày 28/6, tại trụ sở UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội.
Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 25/11/2005, UNESCO chính thức công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được chủ thể di sản nỗ lực bảo vệ và phát huy giá trị. Tuy nhiên, bảo tồn ra sao để giữ lại những giá trị cốt lõi và không tách rời với nhịp đập đời sống, khai thác các giá trị của di sản để phát triển là vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay.
Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu

Media - BDT - 1 giờ trước
Bệnh viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp, có thể phát sinh thành dịch và gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ chuyển tới quý vị những thông tin cơ bản về Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 27/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Sức khỏe - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra gần 50 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai song vẫn khiến người dân hoang mang. Các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ứng phó. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần có nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm của động đất và có giải pháp để người dân yên tâm sinh sống.
Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Giáo dục - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Ngày 27/6, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Thuận An và Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn phường Thuận An, Tp. Huế tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi” tại điểm Trường THPT Thuận An, Tp. Huế.
Tin trong ngày - 27/6/2024

Tin trong ngày - 27/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Sẽ tổ chức Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài DTTS năm 2024. Cấp nước sạch cho 1,44 triệu người dân tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chiều 27/6, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận và UBND quận Bình Tân vừa phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg (Quyết định số 28) ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Ẩm thực - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 27/6, tại Quảng trường biển Tp. Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”.
Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đoàn do ông Trương Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có 80 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS các huyện Lục Ngạn, Sơn Động,.
Đăk Hà (Kon Tum): Lượng lớn đất san lấp trái quy định bị nước cuốn trôi gây bồi lấp ruộng lúa của người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Lượng lớn đất san lấp trái quy định bị nước cuốn trôi gây bồi lấp ruộng lúa của người dân

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum) có mưa lớn, khiến cho một số lượng đất do các đối tượng san lấp trái với quy định của pháp luật tại khu vực giáp ranh giữa thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long và thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi (khu vực Cây đa cười) bị nước cuốn trôi, gây bồi lấp một phần diện tích đất trồng lúa nước của các hộ dân phía bên dưới.