Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thu hút 4 triệu người học nghề: Liệu có khả thi?

PV - 10:32, 22/02/2019

Năm 2019 các cơ sở giáo dục dạy nghề thuộc quản lý của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội dự kiến thu hút khoảng 4 triệu người theo học, tăng gần gấp đôi năm 2018. Để đạt được mục tiêu này thì vẫn còn rất nhiều rào cản cần phải tháo gỡ, trong đó có những rào cản vốn được xem là mãn tính.

Có cơ chế, vẫn khó đầu vào

Để phát triển lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, Nhà nước đã có chính sách ưu đãi với học viên tham gia học nghề. Có thể kể đến chính sách miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người DTTS thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trước đó, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS theo Quyết định 1956/QĐ-TTg cũng đã được triển khai từ năm 2010.

Trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam tuyển không đủ chỉ tiêu dù TKS đã đặt hàng. Trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam tuyển không đủ chỉ tiêu dù TKS đã đặt hàng.

Ngoài ra, các địa phương còn ban hành những chính sách riêng để thu hút học sinh, sinh viên tham gia học nghề; một số cơ sở dạy nghề cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đào tạo, học phí, tiền ăn, chỗ ở... cho học viên theo học một số ngành nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề đã thực hiện đào tạo nghề của doanh nghiệp, giải quyết vấn đề việc làm cho học viên sau đào tạo,…

Cơ chế hỗ trợ “thoáng” là vậy nhưng hằng năm, các cơ sở dạy nghề vẫn rất khó tuyển sinh. Đây là rào cản đã trở nên mãn tính trong công tác đào tạo nghề lâu nay.

Có thể lấy Trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam làm dẫn chứng. Trường có 6 phân hiệu, là đơn vị duy nhất trên cả nước đào tạo thợ mỏ, cung ứng công nhân theo đơn đặt hàng của ngành Than-Khoáng sản (TKS). Hệ thống tuyển sinh của Trường đã “phủ sóng” tại 29 tỉnh, thành phố, kết nối tới gần 160 huyện và hơn 2.000 xã trong cả nước. Về cơ chế, hiện Trường áp dụng nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút học sinh theo học nghề mỏ như: miễn 100% học phí, tiền ăn, ở, thậm chí trong thời gian thực tập còn được hưởng 75-100% hệ số lương giống thợ lò…

“Thoáng” là vậy nhưng nhiều năm nay, Trường liên tục tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, không cung ứng đủ nhân lực cho TKS.

Chủ yếu là học ngắn hạn

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), khó khăn trong công tác tuyển sinh tại các trường nghề là tình trạng chung, khá phổ biến trong một số năm gần đây. Một trong những nguyên nhân là do “cửa” của nhiều trường đại học được mở hết cỡ để đón sinh viên; người học có nhu cầu có thể dễ dàng vào được các trường đại học, kể cả khi chỉ có lực học dưới trung bình. Cùng với đó, mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng tâm lý trọng bằng cấp và muốn học tập ở trình độ cao vẫn còn đè nặng nên phần lớn người tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ chọn con đường vào đại học, ít người chọn trường nghề.

Một cơ sở Đào tạo nghề lái xe ở Quảng Ninh. (Ảnh minh họa) Một cơ sở Đào tạo nghề lái xe ở Quảng Ninh. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề đã phần nào nói lên điểm yếu lâu nay trong công tác đào tạo nghề, đó chính là chất lượng học viên học nghề. Nhiều năm nay, xã hội đã riết róng câu hỏi: vì sao các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo các lớp sơ cấp, trung cấp, rất ít lớp nghề thuộc hệ cao đẳng? Đơn giản là, muốn có lớp nghề cao đẳng thì phải có học viên; mà muốn theo hệ cao đẳng thì học viên phải đáp ứng được yêu cầu bắt buộc là phải tốt nghiệp THPT; còn nếu chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) thì chỉ có thể tối đa là theo học hệ Trung cấp nghề.

Đơn cử như Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả (Quảng Ninh), năm 2018, số tuyển sinh của trường đạt chỉ tiêu được giao, tuy nhiên hơn nửa lại là học sinh mới tốt nghiệp THCS. Học sinh tốt nghiệp THPT rất khó tuyển dụng, mặc dù số này sau khi tốt nghiệp cao đẳng ở trường đều có việc làm.

Theo ông Hoàng Minh Hải, Phó Hiệu trưởng nhà trường, trường ký hợp đồng với 3 doanh nghiệp để cung cấp học sinh cao đẳng sau tốt nghiệp cho họ, còn các doanh nghiệp này sẽ phối hợp với trường trong công tác đào tạo, tuyển sinh, chi tiền hỗ trợ, tiền học... Thuận lợi là vậy, nhưng hầu như năm nào trường cũng không tuyển đủ số học sinh tốt nghiệp THPT.

Những dẫn chứng nêu trên đã cho thấy được các rào cản lâu nay trong công tác đào tạo nghề. Những rào cản này nếu không có các giải pháp hiệu quả để gỡ bỏ thì sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực lao động và gia tăng tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc không đúng với ngành, nghề hoặc trình độ đào tạo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Tin nổi bật trang chủ
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 1 phút trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 1 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 1 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng ngày 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 4 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 5 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.
Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 27/9, tại Bình Phước, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và cải cách tư pháp của tỉnh 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: tỉnh Bình Phước cần triển khai các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phù hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Phải gắn bó chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.