Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar

BDT - 3 giờ trước

Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar nhân chuyến thăm chính thức tới Qatar của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 30/10 đến ngày 01/11 .

Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhà nước Qatar - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhà nước Qatar - Ảnh: VGP

1. Nhận lời mời của Ngài Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhà nước Qatar, Ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới Qatar từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2024, đánh dấu lần đầu tiên sau 15 năm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Qatar.

2. Trong không khí chân thành, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Ngài Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Qatar, Ngài Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, hội đàm chính thức với Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngài Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani và hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Shura, Ngài Hassan bin Abdulla Al-Ghanim, tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin; Bộ trưởng Bộ Lao động; Quốc Vụ khanh về Năng lượng; Chủ tịch Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA); và Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Qatar (QBA).

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Qatar - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Qatar - Ảnh: VGP

3. Hai bên hài lòng trước những thành tựu đạt được trong quan hệ song phương trong hơn 30 năm qua, với quan hệ ngày càng phát triển và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Hai bên cam kết tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc ở tất cả các cấp và qua các kênh khác nhau, đẩy mạnh giao lưu nhân dân nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Qatar.

4. Với tầm nhìn chung làm sâu sắc hơn sự tin cậy chính trị và đưa mối quan hệ Việt Nam - Qatar phát triển ở mức độ cao hơn, hai bên nhất trí nỗ lực để nâng cấp quan hệ song phương lên một khuôn khổ đối tác sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn.

5. Hai bên sẽ thúc đẩy khả năng đàm phán các hiệp định liên Chính phủ song phương trong các lĩnh vực miễn thị thực, lao động, kinh tế, thương mại… để mở rộng thị trường cho hàng hóa. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, và nhận thấy tiềm năng hợp tác lớn trong các lĩnh vực khác như năng lượng, dầu khí, nhất là khí hóa lỏng tự nhiên (LNG), nông nghiệp, Halal, ngân hàng,... Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, đẩy mạnh kết nối kinh doanh và hỗ trợ các nhà đầu tư từ cả hai phía; thúc đẩy các Quỹ Đầu tư của Qatar đầu tư vào các dự án chiến lược tại Việt Nam.

6. Hai bên cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, duy trì môi trường hợp tác và hòa bình tại hai khu vực và trên thế giới.

7. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của thúc đẩy giáo dục và đào tạo, du lịch, giao lưu văn hóa và thể thao để tăng cường kết nối giữa người dân và làm sâu sắc thêm hiểu biết lẫn nhau; nhất trí tăng thêm học bổng cho sinh viên, học sinh hai nước. Ngoài ra, hai bên nhất trí tìm hiểu cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, năng lượng sạch, năng lượng mặt trời, chuyển đổi số, quản lý đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn và các lĩnh vực khác.

8. Trong chuyến thăm, hai bên đã ký một số hiệp định và thỏa thuận song phương nhằm tăng cường hợp tác, cụ thể: i) Nghị định thư giữa Chính phủ Nhà nước Qatar và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ Nhà nước Qatar và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận chuyển hàng không ký ngày 08 tháng 3 năm 2009; ii) Bản ghi nhớ trong lĩnh vực thể thao giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Qatar; iii) Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhà nước Qatar; iv) Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao Nhà nước Qatar; v) Bản ghi nhớ giữa Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Cơ quan Đầu tư Qatar về hợp tác đầu tư.

9. Hai bên trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và thúc đẩy phát triển ở cấp khu vực và toàn cầu.

10. Hai bên bày tỏ tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn của mối quan hệ Việt Nam - Qatar và cam kết hợp tác chặt chẽ để thực hiện các kết quả của các chuyến thăm cấp cao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách của các Nhà Lãnh đạo và Nhân dân Qatar. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chuyển lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường mời Quốc vương Qatar và của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời Chủ tịch Hội đồng Shura sớm thăm Việt Nam và mời Thủ tướng Qatar thăm Việt Nam vào thời điểm thuận lợi cho cả hai bên; các nhà lãnh đạo Qatar đã vui vẻ nhận lời.

Doha, ngày 01 tháng 11 năm 2024


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm tới vấn đề mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh đến học sinh, sinh viên đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Thêm căn “Nhà đồng đội” được Bộ đội Biên phòng Cà Mau bàn giao

Thêm căn “Nhà đồng đội” được Bộ đội Biên phòng Cà Mau bàn giao

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Nguyễn Trãi - 2 giờ trước
Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan (Qatar)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan (Qatar)

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 1/11, theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Ngọc Hồi (Kon Tum): Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.
Những “điểm tựa” vững vàng trên các tuyến biên giới đất nước

Những “điểm tựa” vững vàng trên các tuyến biên giới đất nước

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Những năm qua, đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Họ được ví như những “cột mốc sống” trong công tác bảo vệ biên giới.
Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Lan tỏa tích cực từ những điển hình tiên tiến

Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Lan tỏa tích cực từ những điển hình tiên tiến

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Nhờ phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự đồng lòng của Nhân dân, trong đó có đội ngũ những Người có uy tín đã tích cực, trách nhiệm đi đầu trong các phong trào mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang có những bước tiến đáng kể. Nổi bật là kết quả giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, toàn huyện chỉ còn 1 xã và 14 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Công tác khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Sớm tháo gỡ khó khăn thì cơ sở mới thuận lợi thực hiện

Công tác khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Sớm tháo gỡ khó khăn thì cơ sở mới thuận lợi thực hiện

Công tác Dân tộc - An yên - 6 giờ trước
Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, để tranh thủ và phát huy hiệu quả được nguồn lực này, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Tiềm năng từ cây dược liệu ở Sơn La

Tiềm năng từ cây dược liệu ở Sơn La

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Sự vào cuộc của ngành Giáo dục và Đào tạo (Bài 7)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Sự vào cuộc của ngành Giáo dục và Đào tạo (Bài 7)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 7 giờ trước
Nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác tuyên truyền về TH-HNCHT, đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học. Từ đó, nâng cao nhận thức cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng.
Hậu Giang: Đồng bào các DTTS đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển

Hậu Giang: Đồng bào các DTTS đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Các cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng bào các dân tộc tỉnh Hậu Giang cần phát huy tính tự lực, tự cường, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng và chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong Quyết tâm thư, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các sự kiện chính trị, lịch sử lớn của đất nước. Đây là ý kiến đề nghị được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra sáng nay 01/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang.