Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thoát nghèo từ sự bắt nhịp với nền tảng số

Ngọc Thủy- Vàng Tráng - 06:00, 14/11/2023

Tìm hiểu những kiến thức trên internet, tham gia các sàn giao dịch điện tử để chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất; mạnh dạn ứng dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá giới thiệu sản phẩm, chị Ngải Thị Say, sinh năm 1988, dân tộc Mông ở thôn Trung La (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bước đầu đã có những thành công nhất định, vươn lên thoát khỏi diện nghèo và trở thành điển hình mới trong phát triển kinh tế gia đình tại địa phương.



Mô hình trồng cây Lá thắng cố của chị Ngải Thị Say
Mô hình trồng cây Lá thắng cố của chị Ngải Thị Say

Quanh năm tất bật với những ruộng lúa, nương ngô, tranh thủ ngày Chủ nhật, chị Say lại mang những mặt hàng nông sản làm ra để đi chợ bán. Cuộc sống vất vả nhưng cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Với sự nhanh nhẹn trong cuộc sống, chị Say đã tìm hiểu và mua thêm những mặt hàng nông sản đặc trưng của Bắc Hà để bán cho khách du lịch. Trong số những mặt hàng đó, lá thắng cố, một loại gia vị đặc trưng trong các món ăn, nhất là món thắng cố được du khách hỏi và mua khá nhiều. Nắm bắt nhu cầu đó, chị lên mạng tìm hiểu và mua cây trồng này để trồng trên diện tích nương đồi của gia đình.

Chị Ngải Thị Say cho biết: "Tôi trồng ngô nhiều năm nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế nhiều. Từ khi trồng cây lá thắng cố, mặc dù diện tích ít nhưng mà cho thu nhập rất là cao. Một năm tôi tiết kiệm được 70 triệu đồng từ cây lá thắng cố này”.

Không chỉ dừng lại việc đem ra chợ bán cho du khách, bán ở các quán ăn trên địa bàn huyện, chị Say còn ứng dụng từ các nền tảng số, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok để quảng bá và bán sản phẩm. Đặc biệt, trong năm 2022, chị đã được tham gia lớp tập huấn bán hàng trên sàn giao dịch điện tử do UBND huyện Bắc Hà tổ chức và được áp dụng thực tế bán hàng nên sản phẩm của gia đình được khách hàng trong cả nước biết đến. Bên cạnh đó, chị còn chế biến lá thắng cố thành nhiều sản phẩm khác như: gia vị chấm; nước sắc thân lá, chậu cây giống…. 

Với sự chủ động, sáng tạo, hiện nay, diện tích cây lá thắng cố của gia đình đã được mở rộng khá nhiều. Các sản phẩm từ lá thắng cố của chị cũng cung ứng cho thị trường ngày một lớn hơn. Trong đó, nhiều nhà hàng lớn ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,  thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... đã tìm hiểu và đặt hàng online. Trung bình mỗi năm, chị xuất bán được hàng tấn lá thắng cố thông qua nền tảng số để gửi đi nhiều tỉnh thành với giá bán trung bình từ 50 – 60.000đ/kg.


Chị Say còn chế biến lá thắng cố thành nhiều sản phẩm khác đế bán ra thị trường
Chị Say còn chế biến lá thắng cố thành nhiều sản phẩm khác đế bán ra thị trường

“Trước tôi không biết dùng nền tảng số nên bán khá chậm. Sau này tôi thấy mọi người đăng bán hàng trên Fecebook cũng bán chạy. Còn tôi chỉ đợi bán ngày chủ nhật còn ngày thường thì không có hàng để gửi. Bây giờ, tôi khai thác được nền tảng số nên đã bán hàng qua nhóm, qua trang cá nhân, qua zalo…Do vậy, bây giờ ngày nào tôi cũng có đơn để gửi hàng. Từ đó kinh tế của gia đình cũng khá lên nhiều”. Chị Ngải Thị Say chia sẻ thêm.

Không dừng lại ở đó, chị Say còn phát triển chăn nuôi; tìm hiểu và đưa vào trồng các loại cây ăn quả ôn đới xen canh đậu tương thay thế diện tích ngô kém hiệu quả. Từ sự năng động này, nguồn thu của gia đình chị mỗi năm hiện đạt từ 100 đến 150 triệu đồng. Không chỉ năng động trong phát triển kinh tế, chị Say còn nhiệt tình với các phong trào thi đua của địa phương; tích cực vận động chị em phát triển kinh tế, vệ sinh môi trường nông thôn. Với những việc làm cụ thể, thiết thực, mới đây, chị đã vinh dự được chị em trong thôn tín nhiệm bầu là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ của thôn. 


(CĐ Ban Điện tử -đã BT) Thoát nghèo từ sự bắt nhịp với nền tảng số 2
Một buổi vận động chị em phát triển kinh tế, vệ sinh môi trường của Chi hội trưởng Ngải Thị Say

Chị Vàng Thị Chử - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bản Phố cho biết: “Chị Ngải Thị Say là một Chi hội trưởng Phụ nữ của thôn Trung La, chị rất nhiệt tình, năng động. Ngoài ra, chị cũng là gương sáng trong phát triển kinh tế. Chị luôn chủ động, sáng tạo trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền về tấm gương của chị để nhân rộng mô hình điển hình tại địa phương”.

Khai thác hiệu quả các nền tảng số để nâng cao chất lượng cuộc sống đang là hướng đi đã phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với nhiều chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, đây mới chỉ là sự khỏi đầu. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ, song hy vọng cách làm của chị Say ở xã vùng cao Bản Phố sẽ là động lực để chị em phụ nữ địa bàn vùng cao trong tỉnh mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 18:00, 06/12/2023
UBND thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2021 – 2023.
TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 17:58, 06/12/2023
Mới đây, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả tổ chức bàn giao công trình sửa chữa nhà ở cho ông Bàn Sinh Vượng, ở tổ 6, khu 10 - Bến Ván, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn.
Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Xã hội - Như Tâm - CTV - 17:51, 06/12/2023
Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Thời gian qua, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giảm rõ rệt. Có được kết quả này, bên cạnh việc triển khai các chính sách của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, thì vai trò của các tổ truyền thông cộng đồng là rất quan trọng.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

Kinh tế - Phương Nghi - 17:40, 06/12/2023
Với mô hình sản xuất muối sạch chất lượng cao, HTX sản xuất & dịch vụ chế biến muối công nghệ cao Đông Hải (HTX) xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã giúp các thành viên và diêm dân yên tâm sản xuất muối, nâng cao thu nhập.
Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (5 - 6/12/2023), tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, Gia Lai) diễn ra Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc không chỉ đánh thức sức sống tiềm tàng của nhiều tài nguyên du lịch, mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi khu vực Tây Bắc bền vững.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Khoa học - Công nghệ - Hoàng Quý - 17:33, 06/12/2023
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tin tức - Trọng Bảo - 17:28, 06/12/2023
Ngày 6/12, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/1/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; biểu dương mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.