Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắc mới ở những bản người Cống

Mắn On - Ng. Lê - 09:30, 03/11/2023

Nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Cống (dân tộc rất ít người), năm 2012, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 105/QÐ-UBND về việc phê duyệt Ðề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Ðiện Biên” giai đoạn 2011 - 2020. Hơn 10 năm triển khai thực hiện Đề án với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người dân, đến nay các bản làng người Cống đang khoác lên mình diện mạo mới.

Một góc bản người Cống ở Lả Chà, Pa Tần (Nậm Pồ, Điện Biên)
Một góc bản người Cống ở Lả Chà, Pa Tần (Nậm Pồ, Điện Biên)

Sắc mới ở bản người Cống

Rất lâu rồi, tôi mới có dịp quay lại bản Lả Chà, xã Pa Tần (Nậm Pồ, Điện Biên), ký ức về bản nghèo khó nơi tôi từng gắn bó trong khoảng thời gian năm 1998 – 1999 nay đã khác xa. Khi ấy, cả bản là những căn nhà tranh tre, mái cọ ở rải rác dưới tán rừng, trường học ở cuối bản là một căn nhà duy nhất được dựng bằng gỗ, vách nứa, lợp lá cọ và nền đất. Tôi còn nhớ như in, cuộc sống của bà con người Cống lúc bấy giờ còn rất hoang sơ. Ở ngoài những hiên nhà sàn, nhà nào cũng có những ống tre, ống nứa chặt từ trong rừng về để đựng nước, lấy nước từ dưới suối lên nấu ăn, uống. Khi đó bản không đường giao thông, không trường học kiên cố, không điện thắp sáng... Bây giờ, bản người Cống đã có nhiều những nếp nhà mới với mái ngói đỏ tươi, có điện thắp sáng, có nước sạch, đường giao thông kiên cố...

Chỉ cho tôi cánh đồng lúa mùa xanh ngát, Trưởng bản Lò Văn Hán phấn khởi kể về những đổi thay mang tính trọng đại đối với người Cống nơi đây. Anh Hán kể: Nhờ các Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới; nhất là Ðề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống”... đã tạo điều kiện thuận lợi và “cú hích” mạnh mẽ để người Cống có thêm tư liệu, nông cụ sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế - xã hội.

Công trình nước sạch được đầu tư đồng bộ tới từng hộ dân ở bản Lả Chà, Pa Tần (Nậm Pồ, Điện Biên)
Công trình nước sạch được đầu tư đồng bộ tới từng hộ dân ở bản Lả Chà, Pa Tần (Nậm Pồ, Điện Biên)

Nhờ được thụ hưởng từ Ðề án, khu vực sản xuất của bà con đã được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kênh mương, hạ tầng giao thông nông thôn; đưa điện lưới quốc gia về bản... Tham gia các lớp tập huấn, người dân đã biết trồng các giống ngô, lúa mới, biết cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa ruộng đã tăng đáng kể, đạt khoảng 50tạ/ha (nâng bình quân lương thực đầu người lên gần 450kg/năm); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 34/78 hộ. 

Ðặc biệt nhiều hộ chăm chỉ làm ăn đã mua được đồ dùng gia đình hiện đại (trên 85% số hộ mua được ti vi, xe máy). Ngoài ra, với sự đầu tư toàn diện, 100% trẻ em người Cống đã được học tập trong trường lớp khang trang, kiên cố, trang thiết bị dạy học đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ, đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Lớp học tranh tre, mái cọ năm nào ở Lả Chà giờ đây là ngôi trường kiên cố, khang trang, sạch đẹp
Lớp học tranh tre, mái cọ năm nào ở Lả Chà giờ đây là ngôi trường kiên cố, khang trang, sạch đẹp

Không riêng gì bản Lả Chà mà đồng bào dân tộc Cống định cư ở các bản: Nậm Kè (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé), Púng Bon (xã Pa Thơm, huyện Ðiện Biên)... cũng đã có nhiều đổi thay, bà con ổn canh, ổn cư, tạo dựng cuộc sống mới trên chính mảnh đất quê hương. Anh Hù Văn Ðẹp, bản Nậm Kè, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé) là một điển hình cho tư duy đổi mới, hiện thực hóa ước mơ thoát nghèo từ hai bàn tay trắng.

Anh Hù Văn Ðẹp bộc bạch: Xuất phát từ cái nghèo, nhất là nghèo con “chữ” nên có đất mà không biết trồng, không biết cày cấy… vì thế mà bao nhiêu năm gia đình tôi và các hộ khác trong bản luôn thiếu trước hụt sau, trông đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Với sự trợ giúp đắc lực từ các chính sách của Ðảng và Nhà nước, thấy lợi thế về đất đai để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tôi mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư xây dựng chuồng trại, mua trâu, bò giống về chăn nuôi, mở rộng diện tích lúa nước...

Nhiều công trình, hạng mục vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện phục vụ bà con người Cống bản Nậm Kè, xã Nậm Kè (Mường Nhé, Điện Biên)
Nhiều công trình, hạng mục vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện phục vụ bà con người Cống bản Nậm Kè, xã Nậm Kè (Mường Nhé, Điện Biên)

Trải qua những tháng ngày gian khó, với sự chịu thương, chịu khó, tích lũy kinh nghiệm từ các lớp tập huấn, những người đi trước, giờ đây đàn vật nuôi của gia đình anh Hù Văn Đẹp đã sinh trưởng, phát triển ổn định (hơn 10 con trâu, bò; gần 15 con lợn và hàng trăm con gia cầm các loại; gần 2.500m2 lúa nước...). Từ thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng, gia đình anh Hù Văn Ðẹp đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang, con cháu được tới trường.

Đề án mang lại sự đổi thay

Theo số liệu điều tra năm 2009 toàn tỉnh Điện Biên có 184 hộ với 923 nhân khẩu dân tộc Cống, hiện nay, dân số đã phát triển lên 225 hộ, 1.152 nhân khẩu; tăng 41 hộ, 229 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu tại 3 huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ, Ðiện Biên. Những năm trước, cuộc sống của dân tộc Cống gặp nhiều khó khăn, sản xuất manh mún, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa xảy ra triền miên khiến cuộc sống của đồng bào luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu.

Không chỉ đời sống vật chất được cải thiện, đời sống văn hóa, tinh thần của người Cống cũng được phục hồi, bảo tồn (Trong ảnh: Đồng bào Cống trang trí chuẩn bị Tết hoa Mào gà)
Không chỉ đời sống vật chất được cải thiện, đời sống văn hóa, tinh thần của người Cống cũng được bảo tồn, phát huy (Trong ảnh: Đồng bào Cống trang trí chuẩn bị Tết hoa Mào gà)

Xuất phát từ kết quả điều tra, nghiên cứu và đề xuất của các ngành chức năng, năm 2012 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 105/QÐ-UBND về việc phê duyệt Ðề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Ðiện Biên” giai đoạn 2011 - 2020. Tổng vốn để phê duyệt thực hiện Ðề án hơn 187 tỷ đồng, Ban Dân tộc tỉnh đã ưu tiên đầu tư các công trình điện, đường, trường, trạm phù hợp nhu cầu đời sống và nguyện vọng của người dân. Hiện nay đã thực hiện được 16 công trình: 3 công trình san nền, giao thông, thoát nước; 2 công trình cầu treo; 5 công trình đường giao thông; 2 công trình điện sinh hoạt...

Ðặc biệt, Ðề án cũng thực hiện hỗ trợ điều kiện sống (giai đoạn 2014 - 2020 hỗ trợ thiếu đói giáp hạt hơn 1,5 tỷ đồng); phát triển sản xuất (hỗ trợ mua giống, vật nuôi trị giá 850 triệu đồng); chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần...

Nhờ đó, các bản dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những bước chuyển mình rõ rệt, diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 78,8% (năm 2012) xuống còn gần 40% (năm 2022). Ðặc biệt, người dân đã biết tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; nhiều hộ chăm chỉ làm ăn đã xây được những ngôi nhà mới khang trang, mua sắm đầy đủ trang thiết bị hiện đại (ti vi, xe máy, máy xay xát, điện thoại...).

Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Cống ở Điện Biên được đầu tư kiên cố
Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Cống ở Điện Biên được đầu tư đồng bộ

Có thể khẳng định, Ðề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Ðiện Biên” là nguồn động lực rất lớn, tạo nên sức sống mới cho nhiều bản vùng đồng bào dân tộc Cống. Từ đó, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Ðảng và Nhà nước thông qua các chương trình, đề án đối với đồng bào các dân tộc rất ít người nói chung, đồng bào dân tộc Cống tỉnh Ðiện Biên nói riêng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 1 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.