Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thay đổi cơ cấu cây trồng giúp bà con dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Nhật Minh - 10:05, 03/10/2023

Huyện Đông Giang là 1 trong 8 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Cơ Tu và Giẻ Chiêng chiếm hơn 96% dân số. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng rất hợp để phát triển cây trồng. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng các loại cây đem đến hiệu quả tốt như chè dây, ớt Ariêu, chuối mốc, cam, cùng các loại cây thảo dược như ba kích tím, quế, cây gỗ lớn như dổi lấy hạt, ươi, bời lời…

Nhiều hộ dân tộc thiểu số đã chuyển đổi từ cây bắp, cây keo sang trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ dân tộc thiểu số đã chuyển đổi từ cây bắp, cây keo sang trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vợ chồng ông A Lăng Minhlà một hộ nghèo của xã Sông Kôn. Nhờ được hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng cùng những kinh nghiệm tìm hiểu qua mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn, vợ chồng ông Minh đã đầu tư một trang trại cây ăn quả kết hợp thêm chăn nuôi. Trang trại của vợ chồng ông Minh chủ yếu là các cây ăn quả như: chôm chôm, xoài, cam, mít, bưởi da xanh. 

Bên cạnh đó, ông mua thêm con bò con lợn để kết hợp chăm nuôi. Bước đầu, mô hình sản xuất mang đến những tín hiệu đáng mừng, thu nhập của gia đình có phần khấm khá hơn trước. Vợ chồng ông lấy làm vui mừng và dự định sẽ vay thêm vốn để mở rộng quy mô, nâng cấp trang trại.

Tương tự, là một trong những hộ nghèo thuộc thị trấn Prao, gia đình ông BNướch Ngang nhiều năm nay cũng chỉ biết sống dựa vào cây mì, cây điều, thơm… Thu nhập chẳng đáng là bao, cuộc sống của gia đình ông Ngang lúc nào cũng thiếu thốn. Nhờ được chính quyền địa phương hỗ trợ cây trồng và hướng dẫn mở rộng mô hình kinh tế vườn, rừng, gia đình ông Ngang hiện đã có 5ha keo, 4ha ba kích tím, quế và cây dổi. 

Mô hình sản xuất hiệu quả đã đem đến cho gia đình ông 150 -200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Từ hiệu quả của mô hình vườn, rừng, ông Ngang nhiệt tình hướng dẫn bà con Cơ Tu trong thị trấn cách trồng rừng, chăn nuôi giống gia đình mình.

Mô hình chuối mốc được nhiều gia đình ở huyện Đông Giang lựa chọn để thoát nghèo.
Mô hình chuối mốc được nhiều gia đình ở huyện Đông Giang lựa chọn để thoát nghèo.

Cũng từ bỏ cây keo, cây bắp năng suất thấp, toàn bộ đất trong vườn nhà chị A Rất Thị Nhị (xã Mà Cooih) đã chuyển thành 1.200 cây ớt Ariêu. Trước đây loại ớt này mọc hoang trên nương rẫy, nhờ hương vị thơm, cay đặc trưng mà loại gia vị này được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều gia đình đã mang ớt về trồng đồng thời học thêm kỹ thuật canh tác để cây ớt đem lại hiệu quả năng suất tốt. Đây cũng là mô hình được nhiều bà con dân tộc Cơ Tu áp dụng bởi ớt cần ít công chăm sóc, 6 tháng sau khi trồng đã cho thu hoạch hơn nữa không cần tiền để mua cây giống. Thương lái lại luôn vào tận vườn tìm mua ớt Ariêu – đặc sản của vùng đất Đông Giang. Mỗi năm, ớt Ariêu có thể cho thu hoạch đến 4 đợt, giá bán luôn ổn định trong khoảng 300.000 đồng/kg ớt tươi.

Gia đình ông A Lăng Hối cùng xã không chọn trồng ớt Ariêu mà chuyển đổi sang trồng giống chuối mốc. Nhờ lợi thế đất đai thêm sự chăm chỉ cần mẫn của người dân Cơ Tu, gia đình ông đã thoát khỏi cảnh nghèo khó nhờ cây chuối. Nay mỗi tháng ông thu nhập được hơn 10 triệu đồng, có tiền để dựng nhà, con cái được học hành.

Hay như gia đình anh A Lăng Bi (xã Jơ Ngây) đã có nguồn thu nhập ổn định nhờ cây chuối mốc. Không chỉ chuyển đổi đất sản xuất sang trồng cây chuối mốc, gia đình anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, thực hiện kỹ lưỡng khâu chăm bón, diệt trừ sâu bệnh… nhờ vậy chuối buồn to, đẹp và chất lượng. Mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 400 triệu đồng hơn nữa cung cấp việc làm cho nhiều đồng bào thiểu số tại địa phương.

Chuối mốc là cây trồng chủ lực cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang
Chuối mốc là cây trồng chủ lực cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang

Chuối mốc Đông Giang nức tiếng gần xa bởi vị thơm ngon, đây là giống chuối vừa dễ trồng vừa cho năng suất tốt. Đây cũng là loại cây phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Đông Giang.

Huyện Đông Giang không chỉ hỗ trợ đầu tư vốn cho người dân mà còn thực hiện nhiều phương án để nâng cao vị thế sản phẩm. Hiện nay, chuối mốc Đông Giang đã có mặt tại các siêu thị, chợ tại Quảng Nam và Đà Nẵng, nhờ vậy mặt hàng này cũng được du khách biết đến nhiều hơn.

Tính riêng tỉnh Quảng Nam đã có gần 1.000 hộ dân tộc thiểu số Cơ Tu chuyển đổi sang mô hình trồng chuối mốc. Mỗi hecta chuối cho thu hoạch từ 25-30 tấn với giá từ 50-60triệu đồng/hecta. Qua một thời gian triển khai cho thấy việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây chuyên canh đã giúp đời sống của người dân thay đổi rõ rệt. Nhờ những mô hình sản xuất hiệu quả, nhiều gia đình dân tộc thiểu số đã có thêm động lực, vận dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 4 phút trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 8 phút trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 11 phút trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 19 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 20 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 24 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 25 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.