Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh niên cả nước nhập ngũ từ 13-15/2 và điểm mới trong tuyển quân

Minh Nhật - 10:51, 10/02/2025

Từ ngày 13-15/2, thanh niên cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Quá trình khám sức khỏe được thực hiện chặt chẽ giúp hạn chế việc bù đổi, loại trả công dân không đủ tiêu chuẩn.

Công dân lên đường nhập ngũ. Ảnh: minh họa
Công dân lên đường nhập ngũ. Ảnh: minh họa

Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và quyết định của Thủ tướng về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2025, từ ngày 13-15/2 thanh niên trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sựnăm 2025.

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày.

Ngày 13/2, có 52 tỉnh, thành phố tổ chức lễ giao nhận quân, bao gồm Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 6 tỉnh thuộc Quân khu 1; 4 tỉnh thuộc Quân khu 2; 9 tỉnh, thành thuộc Quân khu 3; 11 tỉnh, thành thuộc Quân khu 5; 9 tỉnh, thành phố thuộc Quân khu 7; 12 tỉnh, thành phố thuộc Quân khu 9.

Ngày 14/2, có 6 tỉnh, thành tổ chức lễ giao nhận quân (thuộc Quân khu 4). Ngày 15/2, có 5 tỉnh (thuộc Quân khu 2) tiến hành lễ giao nhận quân.

Bộ Quốc phòng đã có hướng dẫn các địa phương giao quân thực hiện tốt công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; nâng cao chất lượng việc bình cử, đề xuất công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai.

Việc tổ chức xét duyệt công dân tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, công dân đủ điều kiện nhập ngũ được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, không để sai đối tượng hoặc sót lọt nguồn công dân nhập ngũ.

Những điểm mới trong công tác nhập ngũ

Thiếu tướng Lường Văn Thắng, Phó Cục trưởng Cục Quân lực (Bộ Quốc phòng) cho biết, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 có những điểm mới so với năm trước. Những năm trước đây quy định khám sức khỏe nghĩa vụ chủ yếu khám lâm sàng là chính, trường hợp cần thiết mới quyết định xét nghiệm cận lâm sàng.

Sau khi nhận quân về, các đơn vị của Quân đội phúc tra sức khỏe, triển khai xét nghiệm cận lâm sàng, qua đó đã phát hiện bệnh lý về nội, ngoại khoa mà khi khám ở địa phương không thể phát hiện qua khám lâm sàng dẫn đến không đủ tiêu chuẩn phải bù đổi, loại trả gây tốn kém về ngân sách, thời gian của đơn vị, địa phương và ảnh hưởng đến tâm lý công dân và gia đình.

Ngày 6/12/2023, Bộ trưởng Quốc phòng đã ban hành Thông tư 105 quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thực hiện theo quy định tại thông tư, riêng tiêu chuẩn về mắt vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 148 ngày 4/10/2018 của Bộ trưởng Quốc phòng.

Về nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm khám thể lực, lâm sàng theo chuyên khoa và khám cận lâm sàng.

Như vậy, việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và khám phúc tra sức khỏe chiến sĩ mới năm 2025 được thực hiện chặt chẽ, thống nhất giữa địa phương và đơn vị sẽ hạn chế thấp nhất khả năng bù đổi, loại trả công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe.

Quân đội chủ trương tuyển quân có tiêu chuẩn từ cao xuống thấp và chú trọng tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Đây là chủ trương phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng của Quân đội nhằm tuyển chọn được nguồn công dân nhập ngũ có chất lượng cao, góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngoài ra còn tạo nguồn xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, rộng khắp và tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Bắt đầu từ ngày 10/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra một loạt các hoạt động tâm linh và văn hóa truyền thống mở đầu cho những ngày diễn ra Lễ hội đền Trần năm 2025 đầy sôi động.
Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bắt đầu từ ngày 10/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra một loạt các hoạt động tâm linh và văn hóa truyền thống mở đầu cho những ngày diễn ra Lễ hội đền Trần năm 2025 đầy sôi động.
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động Tết trồng cây

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Sáng 11/2, tại cơ quan Bộ chỉ huy, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Ban Thường vụ, Bộ Chỉ huy, các phòng, văn phòng, Đồn trưởng, Chính trị viên tất cả các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Media - BDT - 7 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trồng cây đầu Xuân - Mong mùa quả ngọt .Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá. “Tỷ phú chân đất” miền sơn cước. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình

Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình

Media - BDT - 20:00, 10/02/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Du khách nô nức trẩy Hội Lim Xuân Ất Tỵ. Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế ở xã vùng sâu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các huyện miền núi Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khỏe mạnh trong rét đậm

Các huyện miền núi Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khỏe mạnh trong rét đậm

Trang địa phương - Mỹ Dung - 18:37, 10/02/2025
Hiện nay, do ảnh hưởng rét đậm, rét hại của đợt không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp nhất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh phổ biến 9-12°C, vùng núi 5-8°C, vùng núi cao có nơi dưới 3°C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi. Để kịp thời ứng phó với tình hình diễn biến của thời tiết, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, các địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện nhiều biện pháp, giữ cho vật nuôi khỏe mạnh.
Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trồng cây đầu Xuân - Mong mùa quả ngọt .Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá. “Tỷ phú chân đất” miền sơn cước. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chàng trai Ê Đê tạm gác sự học nơi giảng đường, tình nguyện nhập ngũ

Chàng trai Ê Đê tạm gác sự học nơi giảng đường, tình nguyện nhập ngũ

Gương sáng - Lê Hường - 18:35, 10/02/2025
Đang theo học năm thứ 2 của một trường cao đẳng ở Tp.Buôn Ma Thuột, Phương Bắc Bkrông (SN 2003), trú buôn Cuăh, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk gác lại giấc mơ giảng đường, viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc và Nhân dân.
Chiêu trò lừa đảo giả danh nhân viên điện lực có chiều hướng gia tăng

Chiêu trò lừa đảo giả danh nhân viên điện lực có chiều hướng gia tăng

Pháp luật - Trọng Bảo - 18:33, 10/02/2025
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình trạng lừa đảo, mạo danh nhân viên ngành điện lực có chiều hướng gia tăng, với những thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. Kẻ gian lợi dụng tâm lý lo sợ bị cắt điện, đánh vào sự cả tin của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, gây thiệt hại không nhỏ về tài chính cho nhiều người.
Gia Lai: Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống từ chuyển đổi số

Gia Lai: Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống từ chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Thu - 18:32, 10/02/2025
Nhằm bắt kịp với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đời sống xã hội, đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai đã tận dụng những tiện ích của việc số hóa để bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, phục vụ đời sống ngày càng phát triển.
Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu xâm nhập mặn sâu hơn trung bình nhiều năm

Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu xâm nhập mặn sâu hơn trung bình nhiều năm

Tin tức - Tào Đạt - 18:30, 10/02/2025
Mùa khô 2024 - 2025, dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự báo thấp hơn trung bình nhiều năm, xâm nhập mặn có thể sâu và bất thường. Do đó, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh để đề phòng xâm nhập mặn tăng cao đột biến.
Ủy ban Dân tộc giao ban công tác tháng 2 năm 2025

Ủy ban Dân tộc giao ban công tác tháng 2 năm 2025

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 18:29, 10/02/2025
Sáng 10/2, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Ủy ban giao ban với Thủ trưởng các vụ, đơn vị tháng 2/2025. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.