Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Tào Đạt (lược ghi) - 11 giờ trước

“Các anh đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”, câu nói chắc nịch của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy) tại Dinh Độc Lập đã khiến Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh phải cúi đầu!

(BÀI PV) Thành đồng giữ nước: Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó là Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (Đoàn Đông Sơn) thuộc Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Ông là một trong những người đã trực tiếp dẫn độ Dương Văn Minh, từ Dinh Độc lập tới Đài phát thanh Sài Gòn (tên gọi TP. Hồ Chí Minh thời bấy giờ) để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trong cuộc nói chuyện với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, những ký ức của 50 năm trước vẫn còn vẹn nguyên…

Với vị Trung tướng cả đời gắn bó với trận mạc, ngày 30/4/1975 đẹp như một giấc mơ. Đó là điều mà ông, đồng đội và tất cả người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình đã chờ đợi từ lâu lắm rồi.

(BÀI PV) Thành đồng giữ nước: Vị tướng và câu nói khiến Dương Văn Minh “bối rối” tại Dinh Độc lập (Bài 2)

Ánh mắt Thiếu tướng Phạm Xuân Thệ chìm sâu vào dòng hồi tưởng. Ông kể: "Lúc đó tôi là Đại úy, Trung đoàn phó chỉ huy đội hình chiến đấu. Khoảng 4h sáng ngày 30/4/1975, khi đến ngã tư Thủ Đức gặp lực lượng của địch, xe tăng bộ binh của ta chiến đấu tại đây 30 phút thì địch tháo chạy".

Đến 5h sáng, chúng tôi đến cầu Sài Gòn. Lúc này, địch chống trả rất quyết liệt. Lực lượng của địch rất mạnh với xe tăng, hỏa điểm chống tăng, ụ súng lô cốt, tàu hải quân ở dưới sông bắn tấn công vào đội hình quân giải phóng. 

Bộ đội ta tiêu diệt được 4 xe tăng của địch nhưng ta cũng bị thiệt hại 2 xe tăng, mất trên 10 người, trong đó có đồng chí tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tăng hy sinh ngay trên tháp pháo.

Ban chỉ huy Trung đoàn 66 họp bàn phương án đánh vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 (Ảnh tư liệu: Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó mang hàm Đại úy, thứ 3 từ phải sang)
Ban chỉ huy Trung đoàn 66 họp bàn phương án đánh vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 (Ảnh tư liệu: Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó mang hàm Đại úy, thứ 3 từ phải sang)

Khoảng 9h, vượt qua được cầu Sài Gòn, đến ngã tư Hàng Xanh, rồi đến cầu Thị Nghè, tiếp tục gặp lực lượng địch chốt giữ tại đây. Bộ đội ta triển khai đội hình chiến đấu tầm 20 phút thì địch bỏ chạy. 

Tiếp tục đi thẳng khoảng 2 km thì hiện ra trước mắt chúng tôi là khu rừng cây rậm rạp, sau này mới biết đây là Thảo Cẩm Viên Sài Gòn, tại đây có một người dân vác lá cờ mặt trận chạy ra, xin được lên xe chỉ đường. 

Khi tiến đến gần Dinh, thấy chiếc xe tăng 390 tông thẳng vào cổng, xe Jeep của tôi cũng lao theo. Mục đích là đánh chiếm được địa điểm nào thì cắm cờ ở đó, lúc này chúng tôi chưa biết chính quyền Dương Văn Minh vẫn ở đây.

(BÀI PV) Thành đồng giữ nước: Vị tướng với câu nói khiến Dương Văn Minh “bối rối” tại Dinh Độc lập (Bài 2) 3

Tiến đến Dinh Độc Lập, vào tới sảnh thì một người to cao đứng ngay trước mặt tôi giới thiệu: "Tôi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá cho Tổng thống Dương Văn Minh. Toàn bộ nội các của Tổng thống Dương Văn Minh đang ngồi trong phòng họp, mời cấp chỉ huy vào làm việc". 

Nguyễn Hữu Hạnh dẫn chúng tôi đến phòng họp nội các, nhìn qua cửa kính rất đông người. Khi vào bên trong, ông Hạnh giới thiệu Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Sau đó, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh nói: "Chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao". 

Thế nhưng, tôi trả lời ngay lập tức rằng: "Các anh đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả".

Thời điểm đó, ngoài đường phố Sài Gòn súng nổ vang trời. Lúc này, Dương Văn Minh nói: "Quân giải phóng được cho tôi tuyên bố đầu hàng tại đây chứ ra ngoài không đảm bảo an toàn". 

Tuy nhiên, tôi đã nói: "Quân giải phóng đã làm chủ thành phố Sài Gòn, bắn súng để chào mừng chiến thắng chứ không phải đánh nhau. Chúng tôi sẽ bảo đảm an toàn trên đường ông ra Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. Sau đó, chúng tôi đưa Dương Văn Minh lên chiếc xe Jeep đưa ra Đài Phát thanh. Hiện nay chiếc xe vẫn đang để ở Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, trong Dinh Độc lập".

Quân Giải phóng dẫn giải ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập ra đài phát thanh, Đại úy Phạm Xuân Thệ (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) tay cầm súng đi trước. (Ảnh tư liệu)
Quân Giải phóng dẫn giải ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập ra đài phát thanh, Đại úy Phạm Xuân Thệ (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) tay cầm súng đi trước. (Ảnh tư liệu)

Trên quãng đường từ Dinh Độc lập tới Đài phát thanh Sài Gòn. Tôi hỏi Dương Văn Minh rằng “Ông thấy sức mạnh quân giải phóng thế nào?” thì Dương Văn Minh nói: “Chúng tôi biết quân giải phóng tiến vào nội đô nhất định chúng tôi sẽ thất bại”. 

Tôi tiếp tục hỏi “Ông biết thất bại sao ông không đầu hàng từ trước mà để chúng tôi vào bắt mới đi?”. Dương Văn Minh đáp lại: “Khi quân giải phóng chưa tiến quân vào mà tôi đã tuyên bố đầu hàng thì bên dưới tôi nhiều người không đồng tình, họ sẽ "khử" tôi mất".

Tại Đài phát thanh, sau khi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Dương Văn Minh được phát đi, chúng tôi vỡ òa trong niềm sung sướng. Giây phút này người dân cả nước đã đợi từ rất lâu.

Khi chúng tôi trở về từ Đài phát thanh, người dân Sài Gòn đã đổ ra đường đón quân Giải phóng, ngập tràn cờ hoa. Nhân dân và quân Giải phóng hòa vào nhau trong thành phố.

Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ Trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao toàn bộ chính quyền từ Trung ương đến địa phương cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”

- Theo Lịch sử Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh 1930-1975, tr.912, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật 2015.

(BÀI PV) Thành đồng giữ nước: Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2) 5

Năm 1973 tôi bị thương nặng. Khi điều trị tôi được về quê nghỉ phép và lấy vợ nhưng chưa đầy 20 ngày sau tôi nói dối với gia đình do bị thương không kịp lấy giấy tờ sinh hoạt Đảng, xin quay lại chiến trường để lấy giấy tờ nhưng thú thực là tôi muốn ở lại chiến trường, chiến đấu đến khi kết thúc chiến tranh mới trở về.

(BÀI PV) Thành đồng giữ nước: Vị tướng với câu nói khiến Dương Văn Minh “bối rối” tại Dinh Độc lập (Bài 2) 7

Khi đi bộ đội tôi luôn chỉ nghĩ mình phải hoàn thành nhiệm vụ của người lính, chứ không nghĩ đi để sau này trở thành sĩ quan, đặc biệt không nghĩ sau này mình trở thành tướng rồi được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình là chứng nhân lịch sử, kể cả cho dù tôi đã từng có mặt Dinh Độc lập, bắt Dương Văn Minh ra tuyên bố đầu hàng. Tôi chỉ đơn giản nghĩ mình phải làm trọn nhiệm vụ của một người lính.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất ác liệt và muôn vàn khó khăn, tôi nhiều lần chứng kiến sự hy sinh của cán bộ quân giải phóng. Có nhiều đồng đội của chúng ta hy sinh trước khi “ngưỡng cửa” hòa bình mấy tiếng đồng hồ. Nền hoà bình thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay đã phải đổi bằng biết bao máu xương của hàng triệu người dân Việt Nam. 

Công lao không của riêng ai mà của tất cả đồng chí, đồng đội, của toàn dân tộc Việt Nam. Vì vậy, trong bất kỳ cuộc giao lưu, hay trò truyện nào với thế hệ trẻ tôi đều nhắn nhủ: Hòa bình, độc lập, tự do được đánh đổi bằng máu xương của thế hệ cha ông đi trước, chúng ta cần trân quý và giữ gìn!

(*) Lược ghi theo lời kể của Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ (sinh năm 1947, tại Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam) nhập ngũ tháng 8/1967 khi vừa tròn 20 tuổi. Ông tốt nghiệp Học viện Quân sự chính trị tại Đà Lạt năm 1977, có thời gian tu nghiệp ở Học viện Quân sự Liên Xô và đã chiến đấu trong 6 chiến dịch của chiến trường miền Nam, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975.

Tướng Thệ nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Thiếu tướng - Tư lệnh Quân đoàn 2 rồi Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 1. Tháng 12/2007, ông nghỉ hưu sau 42 năm trong quân ngũ.

Ông vinh dự nhận nhiều Huân chương Chiến công, Quân công cao quý của Đảng và Nhà nước. Tháng 4/2011, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân do có thành tích đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.
Hàng nghìn tăng ni, phật tử TP. Hồ Chí Minh nghinh đón xá lợi Đức Phật

Hàng nghìn tăng ni, phật tử TP. Hồ Chí Minh nghinh đón xá lợi Đức Phật

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
Hàng nghìn tăng ni, phật tử đã có mặt từ sớm tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) để cung đón đoàn rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ninh Thuận: Đầu tư hơn 10 tỉ đồng bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê

Ninh Thuận: Đầu tư hơn 10 tỉ đồng bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm giai đoạn 2025-2030, với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 tỉ đồng.
Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Thể thao - T.Nhân-N.Triều - 6 giờ trước
Nằm trong chuỗi sự kiện Văn hoá – Thể thao – Di lịch chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và quốc tế lao động 1/5, sáng 2/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định phối hợp với Liên đoàn Cầu lông tỉnh tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông các Câu lạc bộ (CLB) tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025. Giải đấu sẽ diễn ra đến ngày 4/5.
Gia Lai: Đốt dọn thực bì làm nương rẫy, gần 6 ha rừng bị cháy

Gia Lai: Đốt dọn thực bì làm nương rẫy, gần 6 ha rừng bị cháy

Tin tức - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày 2/5, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Cơ (Gia Lai) cho biết, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chữa cháy vừa kịp thời khống chế, dập tắt đám cháy rừng xảy ra trên địa bàn xã Ia Din sau khoảng bốn giờ bùng phát.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật

Thời sự - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Ban Chỉ đạo sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 11 giờ trước
Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.
Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Xã hội - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một trong những dấu mốc trọng đại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong kỷ nguyên số hiện nay, thế hệ trẻ đang góp phần gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử và lan tỏa tinh thần yêu nước bằng những cách làm sáng tạo, hiện đại thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Nhằm giúp người dân miền núi xoá nhà tạm, nhà dột nát, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định đã đưa lực lượng về làng “cùng ăn, cùng ở, cùng xây nhà” với người dân. Qua 2 tháng triển khai, các chiến sĩ bộ đội đã giúp người dân xã Canh Liên, huyện miền núi Vân Canh xây dựng, sửa chữa 101 căn nhà. Qua đó càng làm sâu sắc thêm tình cảm quân - dân, tô thắm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Gương sáng - Tào Đạt (lược ghi) - 11 giờ trước
“Các anh đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”, câu nói chắc nịch của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy) tại Dinh Độc Lập đã khiến Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh phải cúi đầu!
Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Xã hội - Tào Đạt - 11 giờ trước
Trong những ngày lịch sử kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đường phố TP. Hồ Chí Minh rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Không khí lễ hội len lỏi đến từng góc phố, người dân phấn khởi, hân hoan cùng bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng cũng như niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của thành phố mang tên Bác trong sự phát triển chung của đất nước.