Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường cải cách hành chính

PV - 11:09, 07/11/2018

Cải cách hành chính (CCHC) đang là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm cuả cả hệ thống chính trị. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, vấn đề CCHC đã được thảo luận, chỉ ra những hạn chế, đưa ra giải pháp vì nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong CCHC

baodantoc_bt_bnv

CCHC là một trong những vấn đề rất quan trọng. Trong thời gian sắp tới để thực hiện tốt công tác CCHC, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, Bộ Nội vụ đã tham mưu và thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra và phát huy quá trình hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng như Tổ công tác của các Bộ trưởng và các Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, trong đó chủ yếu xây dựng thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về mặt tổ chức hoạt động của các nền hành chính.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Cải cách thủ tục hành chính và khẩn trương củng cố, kiện toàn mô hình một cửa của các bộ, ngành và địa phương và thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính cũng như tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về vấn đề tinh giản và sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Đẩy nhanh thực hiện Chính phủ điện tử và chính quyền điện tử để tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: Liên thông thủ tục hành chính là khâu đột phá

MaiTienDung-crop

Có thể nói, trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, để đẩy mạnh CCHC, xây dựng một nền hành chính phục vụ thực chất, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ luôn coi cải cách thủ tục hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng cũng là thách thức khó khăn nhất. Vì để đơn giản hóa được thủ tục hành chính không phải chỉ liên quan quan đến sửa đổi về thể chế và thay thế về quy phạm, quan trọng hơn cả đó là tạo ra một quyết tâm thay đổi về nhận thức, thay đổi về văn hóa, hành chính, ngay cả thay đổi hành vi ứng xử công chức khi thi hành công vụ.

Với nhận thức như vậy trong kế hoạch CCHC của nhiệm kỳ này liên thông thủ tục hành chính được thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ coi đây là một khâu đột phá. Theo đó, tập trung chỉ đạo quyết liệt, tấn công vào sự cát cứ, sự phân lập các thủ tục riêng lẻ đang tạo ra những chuỗi gia tăng chi phí chính cho người dân và doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp rất mạnh mẽ thông qua thủ tục hành chính liên thông. Bước đầu là lựa chọn những loại thủ tục hành chính có độ bao phủ lớn nhất liên quan đến mọi người dân cũng như phản ánh nhiều bức xúc để triển khai, có thể nói đó là thủ tục về hộ tịch, đăng ký cư trú, vấn đề giải quyết bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chúng tôi tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng và Thủ tướng cũng đồng ý với tinh thần đẩy mạnh mở rộng liên thông thủ tục hành chính đến các lĩnh vực khác như là liên thông đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Việc tinh giản biên chế mới chỉ tập trung về số lượng

Cải cách hành chính

Về cơ bản, nhiều nội dung về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đã được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Chương trình hành động về hoàn thiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước đã được Chính phủ ban hành.

Việc ban hành các nghị định, quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của một số Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Đề án tổng thể sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021 đang được triển khai. Cơ chế một cửa liên thông được triển khai có hiệu quả. Nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm và đơn giản hóa. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ, hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư. Nghị định mới về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức đang được nghiên cứu xây dựng. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường.

Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế mới chỉ tập trung về số lượng mà chưa chú trọng tới chất lượng và vị trí việc làm. Số đầu mối không tăng nhưng chưa được sắp xếp tinh gọn. Chưa ban hành tiêu chí thành lập phòng, vụ, cục, tổng cục và tương đương thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ…

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chuẩn bị sẵn sàng để tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2025

Kiên Giang: Chuẩn bị sẵn sàng để tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2025

Ngày 31/3, tại hội trường Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra Hội nghị trao đổi về nội dung tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 giữa Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 3 phút trước
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.
Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Chí - 5 phút trước
Từ chỗ không dám vay vốn vì sợ không có điều kiện để trả nợ, giờ đây, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thay đổi nếp nghĩ, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập và vươn lên có cuộc sống ổn định.
Chương trình MTQG 1719 tiếp sức cho người dân vùng khó

Chương trình MTQG 1719 tiếp sức cho người dân vùng khó

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 6 phút trước
Sau gần bốn năm triển khai thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được hỗ trợ nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Thêm 2 học sinh ở Tuyên Quang nhận học bổng từ trường quốc tế

Thêm 2 học sinh ở Tuyên Quang nhận học bổng từ trường quốc tế

Giáo dục - Minh Nhật - 7 phút trước
Tỉnh Tuyên Quang có thêm 2 học sinh Trường THPT Chuyên Tuyên Quang được nhận học bổng từ trường quốc tế trị giá hơn 5 tỷ Việt Nam đồng.
Tây Nguyên: Người có uy tín góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tây Nguyên: Người có uy tín góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 9 phút trước
Cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, góp phần đưa buôn làng ngày càng phát triển.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Chuẩn bị sẵn sàng để tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2025

Kiên Giang: Chuẩn bị sẵn sàng để tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Như Tâm - 10 phút trước
Ngày 31/3, tại hội trường Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra Hội nghị trao đổi về nội dung tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 giữa Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang.
Kiên Giang: Trao chứng chỉ bồi dưỡng tiếng Khmer cho 159 cán bộ, công chức, viên chức

Kiên Giang: Trao chứng chỉ bồi dưỡng tiếng Khmer cho 159 cán bộ, công chức, viên chức

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 11 phút trước
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp Trường Đại học Trà Vinh vừa tổ chức bế giảng và trao Chứng chỉ hoàn thành khóa bồi dưỡng tiếng Khmer cho 159 cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Kiên Giang.
Phú Yên: Công nhận Bảo vật Quốc gia phù điêu Kala Núi Bà

Phú Yên: Công nhận Bảo vật Quốc gia phù điêu Kala Núi Bà

Tìm trong di sản - T.Nhân - N.Triều - 12 phút trước
Ngày 1/4, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận phù điêu Kala Núi Bà là Bảo vật Quốc gia.
Bắc Trà My (Quảng Nam): Đẩy mạnh giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Bắc Trà My (Quảng Nam): Đẩy mạnh giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 13 phút trước
Chiều 1/4, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì buổi làm việc với huyện Bắc Trà My về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Động lực mới trong lĩnh vực công tác dân tộc - tôn giáo

Động lực mới trong lĩnh vực công tác dân tộc - tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Nhóm PV - 14 phút trước
Trong tháng 3, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo đã đi vào hoạt động. Việc kiện toàn và bắt tay ngay vào công việc của các Sở Dân tộc và Tôn giáo mang ý nghĩa thúc đẩy lĩnh vực dân tộc và tôn giáo ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Lãnh đạo một số Sở Dân tộc và Tôn giáo đã có những chia sẻ trên Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh nội dung này.