Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sức sống mới ở Ngọc Biên

Phương Nghi - 19:20, 10/01/2021

Những ngày giáp Tết Tân Sửu, về xã vùng sâu Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nơi có 85% đồng bào Khmer sinh sống, chúng tôi nhận thấy diện mạo nông thôn đã đổi thay, khởi sắc.

Đường vào xã Ngọc Biên hôm nay.
Đường vào xã Ngọc Biên hôm nay.

Ông Huỳnh Văn Trường, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Biên chia sẻ, trong những năm qua, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Ngọc Biên đã được nâng lên, từ thay đổi nhận thức, tư duy đã giúp bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xen canh, luân canh… tăng vụ. Theo đó, thu nhập trên cùng một diện tích canh tác tăng lên, đời sống của người dân được cải thiện, hộ nghèo giảm dần từng năm.

“Năm 2016, Ngọc Biên có 485 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (chiếm 21,55%), đến cuối năm 2020 giảm xuống chỉ còn 45 hộ (chiếm 1,9%) và 246 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/người/năm. Xã đang phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2021”, ông Trường cho biết.

Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, xã Ngọc Biên triển khai, nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tích cực. Hàng năm, xã chỉ đạo đưa trên 800ha màu luân canh xuống chân ruộng lúa, tạo mô hình và khẳng định hiệu quả của cây đậu phộng, cây bắp, ớt chỉ thiên… nhờ đó, tạo việc làm tại chỗ cho trên 1.300 lao động.

Bên cạnh đó, 5 năm qua, xã vận động 49 hộ khá, giàu giúp 76 hộ nghèo mượn đất sản xuất với diện tích 13,6ha để trồng hoa màu. Chính quyền xã cũng thực hiện công tác vận động hỗ trợ từ thiện cho hộ nghèo với tổng kinh phí trên 3,5 tỷ đồng.

Ông Kiên Hoane ở ấp Giồng Cao, xã Ngọc Biên chăm sóc ruộng trồng dưa hấu vụ Tết
Ông Kiên Hoane ở ấp Giồng Cao, xã Ngọc Biên chăm sóc ruộng trồng dưa hấu vụ Tết

Là một trong những hộ nghèo vươn lên khá giả từ việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ông Kiên Hoane ở ấp Giồng Cao, xã Ngọc Biên (huyện Trà Cú) cho biết: “Nhà tôi ít đất nên trồng trọt, chăn nuôi tôi phải tính dữ (kỹ) lắm! Nhờ UBND xã hỗ trợ nên tôi chuyển đổi mô hình đất lúa sang luân canh trồng thêm 1 vụ dưa hấu. Với 6 công ruộng chuyển đổi mô hình sang trồng dưa hấu, bắp mang lại hiệu quả kinh tế đã giúp gia đình tôi thoát nghèo, xây được nhà tường kiên cố”.

Bên canh đó, xã có 4/7 ấp thực hiện mô hình tổ tự quản giảm nghèo với 71 thành viên, trong đó có 41 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo và 20 hộ khác hoạt động hiệu quả. Các thành viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, thành lập tổ hùn vốn xoay vòng không lãi, đóng góp quỹ hỗ trợ thành viên ốm đau, bệnh tật và chi phí sinh hoạt… Đồng thời, phát huy có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, nguồn vốn giải quyết việc làm thông qua các hội đoàn thể; phát động 7/7 ấp thực hiện mô hình đăng ký thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi sản xuất, chị Thạch Thị Ngọc Mai, ấp Tắc Hố xã Ngọc Biên đầu tư trồng cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi sản xuất, chị Thạch Thị Ngọc Mai, ấp Tắc Hố xã Ngọc Biên đầu tư trồng cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Thạch Thị Ngọc Mai, ấp Tắc Hố, xã Ngọc Biên (huyện Trà Cú) thuộc diện hộ nghèo nhiều năm, được vay vốn tín chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư vào phát triển sản xuất, đến năm 2018, gia đình bà đã thoát nghèo. Hiện nay, ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, bà Mai còn tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, học hỏi nhiều cách làm hay trong sản xuất, quan tâm tới việc học hành của các con.

Theo chị Trần Thị Hồng Thủy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Biên thì, mục đích của quá trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con, vì thế chúng tôi luôn chú trọng đến tiêu chí giảm nghèo. Chính quyền xã đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng tập huấn khoa học kỹ thuật, giúp bà con áp dụng vào sản xuất. Xã cũng tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ, như: Đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tiếp tục vận động các hộ có nhiều đất cho hộ nghèo mượn đất sản xuất để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Những năm gần đây, việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ mang đến cho người dân Tây Nguyên và du khách những trải nghiệm tuyệt vời thương hiệu và những câu chuyện liên quan đến cây cà phê , mà đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của hạt cà phê Việt, tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người trồng cà phê.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 12 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 20 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 28 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 38 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.