Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng từ các yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu (BĐKH) như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng cùng với việc phát triển đô thị, các khu, cụm công nghiệp,… đang tạo ra nhiều thách thức đối với tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Năm 2017, một số hộ dân làng Quảng Xá và Hòa Bình, xã Tân Ninh, (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trong quá trình cải tạo mặt nước để nuôi trồng thủy sản, đã đưa máy xúc vào đào ao, đắp đập làm xâm hại đến rừng bần. “Bức tường xanh” của làng bị đe dọa, xâm hại do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, khiến nhiều hộ dân xót xa.
Triệu Vân là xã bãi ngang của huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Bên cạnh đánh bắt thủy sản thì cuộc sống của các hộ dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do biến đổi khí hậu, thời gian gần đây mưa ít, nước mặn từ biển xâm nhập ruộng đồng, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng khiến cho cuộc sống người dân đối diện với nhiều khó khăn.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân bản Nà Loòng, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, Công ty Cổ phần Thương mại sản xuất da Nguyên Hồng (Công ty Nguyên Hồng) phớt lờ các quy định của pháp luật, gây ra nhiều hệ lụy cho người dân và môi trường xung quanh.
Ngày 01/3/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị thực hiện một số nội dung Dự án “Xây dựng chính sách hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào DTTS” (Gọi tắt là Dự án CRIEM), thực hiện tại địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, tỷ lệ độ che phủ rừng hiện nay của tỉnh đạt 46,01%. Đây là một tỷ lệ khá cao, thể hiện quyết tâm gìn giữ màu xanh cho những cánh rừng của địa phương. Để tiếp tục gia tăng độ che phủ rừng lên ít nhất 47,5% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, ngành Lâm nghiệp, các địa phương đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Trước tình hình khô hạn, xâm nhập mặn đến sớm và dự báo diễn ra trên diện rộng, các tỉnh - thành ĐBSCL cần nhanh chóng đề ra những biện pháp ứng phó
Tỉnh Cà Mau có diện tích đất có rừng là hơn 53.800ha, bao gồm Vườn Quốc gia U Minh Hạ, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, chủ yếu là cây tràm và keo lai. Đây là những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao trong mùa khô hàng năm (từ tháng 11 năm trước kéo dài đến tháng 5 năm sau). Ngay sau khi mùa mưa 2018 kết thúc, tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống cháy rừng (PCCR) năm 2019.
Thực hiện Cuộc vận động Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, 7 năm qua, Hội Phụ nữ xã Tà Chải, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã chủ động triển khai các biện pháp thực hiện một cách phù hợp, sáng tạo với thực tế địa phương. Từ đó đưa Tà Chải trở thành điểm sáng ở vùng cao Bắc Hà.
Trong những năm qua, phong trào trồng cây, gây rừng trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) luôn phát triển, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân. Để đảm bảo kế hoạch trồng rừng vụ Xuân năm 2019, huyện Lục Yên đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai công tác trồng rừng trên địa bàn.
Thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch, việc đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn ở tỉnh Kon Tum đều hướng đến các yếu tố bền vững, bảo đảm hợp vệ sinh và an toàn cho người sử dụng.
Nhiều năm qua, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải là vấn đề nóng, tồn tại dai dẳng nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để. Theo Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT), mỗi ngày toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát sinh khoảng 761 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 90%…
Một chiều cuối năm, đi trên con đường bê tông dài sạch bóng dẫn vào bản Lâm Ninh, không thể dấu được cảm xúc khi ngước nhìn những cánh rừng keo xanh ngút ngàn hai bên đường. Thỉnh thoảng, theo làn gió một mùi nhựa keo mới ở khoảnh rừng nào đó đang thu hoạch, tỏa ra ngào ngạt. Chỉ cần từng ấy thôi, có thể hiểu được đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ở đây đang giữ gìn được màu xanh cho những cánh rừng.
Sau lễ xuất quân được tổ chức long trọng, chiều 4/1, những con tàu vận tải đã rời đất liền, rời Quân cảng Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), đưa các sĩ quan, chiến sĩ, nhà báo và quà Tết ra Trường Sa thực hiện chương trình thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa năm 2019.
Trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình hiện có khoảng 527 hồ chứa nước thủy lợi và 3 thủy điện nhỏ đang hoạt động, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn hồ thủy lợi xây dựng từ rất lâu. Qua rà soát, toàn tỉnh có 325/527 hồ chứa hư hỏng một số hạng mục thuộc thân đập, tràn xả lũ, cống lấy nước. Mặt khác, lực lượng quản lý, vận hành hồ, đập mỏng, không bảo đảm năng lực chuyên môn, nhất là các hồ do cấp huyện quản lý.
Với hàng nghìn hộ dân sống xung quanh khu vực vùng đệm, tài nguyên rừng của các Vườn quốc gia (VQG) luôn đối mặt với tình trạng bị xâm hại. Để bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, thời gian qua, các VQG ngoài tăng cường tuần tra, kiểm soát, đã triển khai các chính sách giao khoán rừng cho người dân vùng đệm, giúp họ có thêm nguồn thu nhập và “kéo” họ vào cùng bảo vệ rừng.
Mặc dù bị người dân phản đối từ nhiều năm nay nhưng chủ đầu tư vẫn quyết xây bằng được Đài hóa thân hoàn vũ Việt Đức. Người dân cho rằng, doanh nghiệp được “bật đèn xanh” để triển khai dự án nên đã bỏ qua ý kiến của người dân.
Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, Nhà máy xử lý rác của ông Trương Minh (xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã giải quyết lượng lớn rác của hơn 5.000 hộ dân toàn xã. Ông Minh được vinh danh là “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018 do Trung ương Hội Nông dân trao tặng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, mô hình trồng rừng kinh tế và chế biến lâm sản đã và đang mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng...
Trong khi ở nhiều địa phương, việc giải quyết rác thải nông thôn gặp nhiều lúng túng thì xã Cư Lễ (Na Rì, Bắc Kạn) với phương châm “rác sinh ra từ đâu thì xử lý tại đó”, sau một thời gian tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mô hình xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp.